Giải sách bài tập Lịch sử 8 kết nối bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Hướng dẫn giải bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII SBT Toán 4 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

A. TRẮC NGHIỆM

Bài tập 1. Hãy xác định chỉ một phương án đúng.

1.1. Vào giữa thế kỉ XVIII, tình hình chính quyền phong kiến Đàng Ngoài có điểm gì nổi bật?

A. Lâm vào khủng hoảng sâu sắc. 

B. Chính quyền được củng cố về mọi mặt.

C. Vua Lê nắm thực quyền.

D. Chúa Trịnh thực hiện các cải cách.

Hướng dẫn trả lời:

A. Lâm vào khủng hoảng sâu sắc.

1.2. Tình trạng “có người vì thuế sơn sống mà chặt cây sơn; vì thuế vải lụa mà phá khung cửi, vì thuế cá tôm mà cất giấu chài lưới, ...” mô tả điều gì về tình hình kinh tế nước ta giữa thế kỉ XVIII?

A. Nông nghiệp kém phát triển vì tô thuế nặng nề.

B. Thủ công nghiệp, thương nghiệp sa sút. 

C. Nông nghiệp, thủ công nghiệp sa sút vì tô thuế nặng nề.

D. Thương nghiệp kém phát triển. 

Hướng dẫn trả lời:

C. Nông nghiệp, thủ công nghiệp sa sút vì tô thuế nặng nề.

1.3. Bối cảnh lịch sử nào đã dẫn đến bùng nổ phong trào nông dân Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII?

A. Cuộc sống của nông dân khó khăn về mọi mặt.

B. Chính quyền phong kiến đàn áp nhân dân. 

C. Quan lại ngạo mạn, hách dịch.

D. Nông dân phải đi xây nhiều chùa lớn.

Hướng dẫn trả lời:

A. Cuộc sống của nông dân khó khăn về mọi mặt.

1.4. Cuộc khởi nghĩa do Hoàng Công Chất lãnh đạo đã xây dựng căn cứ ở đâu?

A. Sơn Tây.

B. Thanh Hoá.

C. Điện Biên

D. Vĩnh Phúc.

Hướng dẫn trả lời:

C. Điện Biên

1.5. Điểm nổi bật của cuộc khởi nghĩa do Hoàng Công Chất lãnh đạo là gì? 

A. Góp phần bảo vệ vùng biên giới Tây Bắc.

B. Lật đổ được chính quyền vua Lê, chúa Trịnh.

C. Chia ruộng đất cho nhân dân.

D. Uy hiếp kinh thành Thăng Long.

Hướng dẫn trả lời:

A. Góp phần bảo vệ vùng biên giới Tây Bắc.

1.6. Cuộc khởi nghĩa do ai lãnh đạo đã xây dựng căn cứ ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc rồi mở rộng hoạt động ra các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang?

A. Nguyễn Dương Hưng. 

B. Nguyễn Hữu Cầu.

C. Hoàng Công Chất.

D. Nguyễn Danh Phương.

Hướng dẫn trả lời:

D. Nguyễn Danh Phương.

1.7. Cuộc khởi nghĩa nông dân nào diễn ra trong 10 năm (1741 – 1751) có địa bàn hoạt động chính là ở Đồ Sơn, Vân Đồn và tấn công uy hiếp kinh thành Thăng Long?

A. Nguyễn Dương Hưng.

B. Nguyễn Hữu Cầu.

C. Hoàng Công Chất.

D. Nguyễn Danh Phương.

Hướng dẫn trả lời:

B. Nguyễn Hữu Cầu.

1.8. Kết quả chung của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài giữa thế kỉ X là gì?

A. Đều thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt.

B. Đều giành được thắng lợi.

C. Thu hút nông dân cả nước tham gia. 

D. Lật đổ được chính quyền vua Lê.

Hướng dẫn trả lời:

A. Đều thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt.

1.9. Nội dung nào sau đây không thể hiện đúng ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Đàng Ngoài giữa thế kỷ XVIII?

A. Thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

B. Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức

C. Làm cho chính quyền Lê – Trịnh sụp đổ.

D. Giáng đòn mạnh mẽ vào chính quyền phong kiến.

Hướng dẫn trả lời:

C. Làm cho chính quyền Lê – Trịnh sụp đổ.

1.10. Phong trào nông dân đã có tác động gì đến chính quyền phong kiến Đàng Ngoài thế kỉ XVII .

A. Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách tiến bộ.

B. Buộc vua Lê phải trao lại quyền hành cho người dân.

C. Chấm dứt cục diện vua Lê - chúa Trịnh.

D. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng của nhà nước phong kiến.

Hướng dẫn trả lời:

A. Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách tiến bộ 

1.11. Phong trào nông dân Đàng Ngoài có ý nghĩa gì đối với Đại Việt thế kỉ XVIII?

A. Đời sống nhân dân được nâng cao về mọi mặt. 

B. Chuẩn bị "mảnh đất" thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài. 

C. Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng sâu sắc, toàn diện của chế độ phong kiến.

D. Đất nước bước sang một giai đoạn mới phát triển hơn trước.

Hướng dẫn trả lời:

B. Chuẩn bị "mảnh đất" thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài. 

Bài tập 2. Hãy lựa chọn những nội dung phù hợp để hoàn thiện sơ đồ dưới đây về một số cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

1739

1740

1741

1751

1769

1770

Khởi nghĩa …(1)... kéo dài …(2)... năm

Khởi nghĩa …(3)... kéo dài …(4)... năm

Khởi nghĩa …(5)... kéo dài …(6)... năm

Hướng dẫn trả lời:

Khởi nghĩa Hoàng Công Chất kéo dài 30 năm. (1739 - 1769)

Khởi nghĩa Danh Phương kéo dài 11 năm. (1740 - 1751)

Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu kéo dài 10 năm. (1741 - 1751)

Bài tập 3. Hãy xác định câu đúng hoặc sai về nội dung lịch sử. 

1. Vào giữa thế kỉ XVIII, vua Lê chỉ còn là “cái bóng mờ trong cung cấm, chúa Trịnh nắm giữ mọi quyền hành. 

2. Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài được phục hồi và phát triển mạnh mẽ. 

3. Vào thế kỉ XVIII, phong trào nông dân Đàng Ngoài bùng nổ mạnh mẽ và rộng khắp các trấn đồng bằng, vùng Thanh – Nghệ.

4. Phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII bùng nổ là do mâu thuẫn gay gắt với địa chủ phong kiến.

5. Hoàng Công Chất là người tập hợp dân nghèo khởi nghĩa, xây dựng căn cứ ở Điện Biên và được nhân dân Tây Bắc hết lòng ủng hộ. 

6. Cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Danh Phương lãnh đạo mở rộng địa bàn hoạt động, tiến đánh và uy hiếp kinh thành Thăng Long. 

Hướng dẫn trả lời:

  • Đáp án đúng:

1. Vào giữa thế kỉ XVIII, vua Lê chỉ còn là “cái bóng mờ trong cung cấm, chúa Trịnh nắm giữ mọi quyền hành. 

3. Vào thế kỉ XVIII, phong trào nông dân Đàng Ngoài bùng nổ mạnh mẽ và rộng khắp các trấn đồng bằng, vùng Thanh – Nghệ.

5. Hoàng Công Chất là người tập hợp dân nghèo khởi nghĩa, xây dựng căn cứ ở Điện Biên và được nhân dân Tây Bắc hết lòng ủng hộ. 

  • Đáp án sai:

2. Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài được phục hồi và phát triển mạnh mẽ.

4. Phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII bùng nổ là do mâu thuẫn gay gắt với địa chủ phong kiến.

6. Cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Danh Phương lãnh đạo mở rộng địa bàn hoạt động, tiến đánh và uy hiếp kinh thành Thăng Long. 

Bài tập 4. Hãy lựa chọn từ/cụm từ cho sẵn để hoàn thành đoạn thông tin dưới đây,

khủng hoảng sâu sắc, khốn cùng, Đàng Ngoài, Nguyễn Danh Phương, thúc đẩy, thất bại, các tầng lớp nhân dân, khuyến khích khai hoang, lún sâu, phong trào Tây Sơn

Vào thế kỉ XVIII, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân ở ...(1)... đã nổ ra, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa do ...(2)..., Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất,... lãnh đạo. Phong trào nông dân bùng nổ trong bối cảnh chính quyền phong kiến Đàng Ngoài lâm vào ...(3)... Đời sống nhân dân khó khăn, ...(4)... về mọi mặt đã ...(5)... họ đứng lên đấu tranh. Các cuộc khởi nghĩa đã thu hút ... (6)... tham gia và kéo dài hàng chục năm nhưng cuối cùng đều ...(7)... Do tác động của phong trào, chúa Trịnh buộc phải thực hiện một số chính sách tiến bộ như: ...(8)..., đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,... Phong trào nông dân Đàng Ngoài cũng giảng một đòn mạnh mẽ làm cho chính quyền Lê – Trịnh ... (9)... vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện. Nhờ đó, ...(10)... có cơ hội thuận lợi để từ Đàng Trong phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối the ki XVIII,

Hướng dẫn trả lời:

  1. Đàng Ngoài

  2. Nguyễn Danh Phương

  3. Khủng hoảng sâu sắc

  4. Khốn cùng

  5. Thúc đẩy

  1. Các tầng lớp nhân dân

  2. Thất bại

  3. Khuyến khích khai hoang

  4. Lún sâu

  5. Phong trào Tây Sơn

B. TỰ LUẬN

Bài tập 1.

1.1. Hãy hoàn thiện sơ đó (theo mẫu dưới đây) về một số cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG PHONG TRÀO NÔNG DÂN Ở ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII

Hoàng Công Chất

Nguyễn Danh Phương

Nguyễn Hữu Cầu

- Thời gian

- Địa bàn chính

- Phạm vi

- Kết quả

- Thời gian

- Địa bàn chính

- Phạm vi

- Kết quả

- Thời gian

- Địa bàn chính

- Phạm vi

- Kết quả

Hướng dẫn trả lời:

Hoàng Công Chất

Nguyễn Danh Phương

Nguyễn Hữu Cầu

Hoàng Công Chất tập hợp dân nghèo ở Sơn Nam khởi nghĩa. Nghĩa quân mở rộng hoạt động lên cả vùng thượng du Thanh Hoá, rồi rút lên xây dựng căn cư ở Mường Thanh (Điện Biên; và được nhân dân Tây Bắc hết lòng ủng hộ. Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống. Sau khi ông mất, con trai ông tiếp tục chỉ huy cuộc khởi nghĩa kéo dài đến năm 1769 thì bị dập tắt.

Nguyễn Danh Phương tập hợp nghĩa quân xây dựng căn cứ ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc), rồi mở rộng hoạt động ra các trấn Sơn Tây, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Uy thế của nghĩa quân ngày một lên cao. Năm 1751, trước sự tấn công ồ ạt của quân Trịnh, Nguyễn Danh Phương bị bắt. Khởi nghĩa thất bại.

Địa bàn hoạt động chính của cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu là ở Đồ Sơn, Vân Đồn... Sau đó, nghĩa quân đánh lên Kinh Bắc, uy hiếp kinh thành Thăng Long, rồi mở rộng hoạt động xuống Sơn Nam, vào Thanh Hoá, Nghệ An. Cuộc khởi nghĩa nhận được sự ủng hộ đồng đào của nhân dân. Năm 1751, quân Trịnh tấn công dồn dập, khởi nghĩa thất bại.

1.2. Từ kết quả hoàn thiện sơ đồ trên, hãy nêu nhận xét về điểm chung và nổi bật của các cuộc khởi nghĩa đó. Em có ấn tượng với cuộc khởi nghĩa nào nhất? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

  1. Điểm chung:

  • Tất cả ba cuộc khởi nghĩa đều được tập hợp và lãnh đạo bởi những lãnh tụ dân nghèo, nhằm đấu tranh chống lại chính quyền phong kiến của triều đình Trịnh.

  • Mục tiêu chung của các cuộc khởi nghĩa là đánh đổ sự thống trị của triều đình Trịnh, tạo điều kiện để cải cách xã hội, giải phóng dân nghèo khỏi sự áp bức và bất công của hệ thống phong kiến.

  1. Điểm nổi bật:

  • Cuộc khởi nghĩa Hoàng Công Chất kéo dài thời gian lâu nhất trong số ba cuộc khởi nghĩa, với mục tiêu không chỉ là đánh đổ chính quyền phong kiến mà còn tham gia bảo vệ biên giới và ổn định cuộc sống cho nhân dân. Điều này thể hiện tình cảm quê hương, trách nhiệm với cộng đồng và lòng yêu nước.

  • Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương phát triển mạnh mẽ và có uy thế lớn. Những chiến thắng của nghĩa quân trong việc chiếm giữ các căn cứ ở các vùng chiến lược tạo ra một thách thức đáng kể đối với chính quyền Trịnh.

  • Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu tạo nên những khó khăn và thất bại cho quân của chúa Trịnh trong nhiều trận đánh. Việc gây khó dễ cho quân địch cũng thể hiện sự sáng tạo và khả năng chiến đấu của nghĩa quân.

  1. Ấn tượng cá nhân:

Tôi ấn tượng nhất với cuộc khởi nghĩa Hoàng Công Chất vì tình cảm quê hương và trách nhiệm xã hội của ông, không chỉ đấu tranh cho quyền lợi của dân nghèo mà còn bảo vệ biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống. Sự hy sinh và lòng yêu nước của Hoàng Công Chất có thể là nguồn cảm hứng cho học sinh chúng tôi về trách nhiệm và tình yêu quê hương.

Bài tập 2. Đoạn tư liệu dưới đây giúp em biết thông tin gì về phong trào nông dân Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII? Em có đồng tình với quan điểm của tác giả nêu ra trong tư liệu? Vì sao?

Tư liệu

Hiện tượng nông dân lưu vong phổ biến là kết quả sự phá sản của nền kinh tế nông nghiệp nói riêng, của nền kinh tế tiểu nông nói chung, chứng tỏ sản xuất nông nghiệp đã bị phá hoại nghiêm trọng. Tình hình đó càng làm cho mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. Người nông dân chỉ còn một con đường thoát duy nhất là chống lại nhà nước quân chủ chuyên chế mà đại biểu là Triều đình Lê – Trịnh và bộ máy quan liêu tham nhũng, mục nát.

(Theo Nguyễn Phan Quang, Phong trào nông dân Việt Nam thế kỉ XVIII (ở Đàng Ngoài), NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2005, tr. 21)

Hướng dẫn trả lời:

Tư liệu trích từ tác phẩm "Phong trào nông dân Việt Nam thế kỉ XVIII (ở Đàng Ngoài)" của Nguyễn Phan Quang cho thấy nhiều thông tin quan trọng về phong trào nông dân Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII:

  • Hiện tượng nông dân lưu vong phổ biến: Đoạn tư liệu đề cập đến tình trạng phổ biến của nông dân lưu vong. Điều này xuất phát từ tình hình kinh tế nông nghiệp gặp phải sự phá sản và tiểu nông bị suy thoái. Điều này đã tạo ra một sự phá hoại nghiêm trọng trong sản xuất nông nghiệp và đẩy mâu thuẫn xã hội lên mức độ gay gắt.

  • Mâu thuẫn xã hội gia tăng: Sự phá sản của kinh tế nông nghiệp đã dẫn đến tình trạng đói khổ và khốn khó của người nông dân. Mâu thuẫn xã hội gia tăng trong tình hình này khiến cho sự bất bình của người nông dân trở nên rõ ràng hơn.

  • Con đường đấu tranh: Tác giả cho rằng người nông dân chỉ có một con đường duy nhất để thoát khỏi tình thế khó khăn là đứng lên chống lại chính quyền quân chủ, trong trường hợp này là chính quyền Triều đình Lê – Trịnh và bộ máy quan liêu tham nhũng, mục nát.

Tác giả nêu ra quan điểm về sự cần thiết của việc đấu tranh của người nông dân chống lại chính quyền và bộ máy quan liêu tham nhũng, mục nát. Điều này có thể đồng tình với quan điểm của nhiều người khi thấy rằng trong bối cảnh mâu thuẫn xã hội gia tăng và tình hình kinh tế nông nghiệp suy thoái, việc đấu tranh là một cách duy nhất để đảo ngược tình thế và bảo vệ quyền lợi của người nông dân.

Bài tập 3. Hãy chọn một thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII mà em yêu thích nhất và lập thẻ nhớ về nhân vật đó theo gợi ý dưới đây.

THẺ NHỚ NHÂN VẬT

1. Ảnh nhân vật

2. Tên nhân vật

3. Chú thích ảnh và dẫn nguồn tư liệu

4. Năm sinh - Năm mất

5. Tóm tắt tiểu sử hoặc lý do em chọn nhân vật

6. Vai trò / đóng góp của nhân vật

7. Điều em yêu thích nhất hoặc bài học em học được từ nhân vật

8. Dấu ấn của nhân vật đến hiện nay: con đường / ngôi trường mang tên nhân vật hoặc di tích / lễ hội gắn với nhân vật

Hướng dẫn trả lời:

THẺ NHỚ NHÂN VẬT: HOÀNG CÔNG CHẤT

Tên nhân vật:Hoàng Công Chất

Năm sinh - Năm mất: 31/01/1706 - 21/03/1769

  • Tóm tắt tiểu sử hoặc lý do em chọn nhân vật:

Hoàng Công Chất là một trong những thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. Em chọn nhân vật này vì Hoàng Công Chất không chỉ chống lại chính quyền phong kiến mà còn bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống. Tình cảm quê hương, trách nhiệm với cộng đồng và lòng yêu nước của ông là điều đáng ngưỡng mộ.

  • Vai trò / đóng góp của nhân vật:

Hoàng Công Chất tập hợp dân nghèo ở Sơn Nam khởi nghĩa. Ông mở rộng hoạt động từ vùng thượng du Thanh Hoá đến Mường Thanh (Điện Biên), giúp bảo vệ biên giới và đóng góp vào sự ổn định cuộc sống cho dân.

  • Điều em yêu thích nhất hoặc bài học em học được từ nhân vật: 

Em yêu thích lòng yêu nước và tình cảm quê hương của Hoàng Công Chất. Ông không chỉ đấu tranh cho quyền lợi của dân nghèo mà còn tỏ ra trách nhiệm với việc bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống. Điều này cho thấy ông đặt lợi ích cộng đồng lên hàng đầu.

  • Dấu ấn của nhân vật đến hiện nay:

 

Tên Hoàng Công Chất có thể được sử dụng để đặt cho các ngôi trường, đường phố, hay di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. Đồng thời, có thể tồn tại các lễ hội, sự kiện tôn vinh sự đóng góp của Hoàng Công Chất trong lịch sử Việt Nam.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập lịch sử 8 kết nối, Giải SBT lịch sử 8 KNTT bài 7, Giải sách bài tập Lịch sử 8 KNTT bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Xem thêm các môn học

Giải SBT lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức

CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

CHƯƠNG 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII-XIX

PHẦN ĐỊA LÍ

CHƯƠNG 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com