Giải sách bài tập Lịch sử 8 kết nối bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

Hướng dẫn giải bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) SBT Toán 4 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

A. TRẮC NGHIỆM

Bài tập 1. Hãy xác định chỉ một phương án đúng.

1.1. Ý nào không đúng về lý do khiến nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển với tốc độ nhanh chóng chưa từng thấy trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX? 

A.Chủ nghĩa tư bản phát triển trong điều kiện tương đối hoà bình.

B. Đẩy mạnh xâm lược và cướp bóc thuộc địa. 

C. Các nước cùng hợp tác để phát triển. 

D. Áp dụng nhiều phát minh khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.

Hướng dẫn trả lời:

C. Các nước cùng hợp tác để phát triển. 

1.2. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào thời gian nào?

A. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. 

B. Đầu thế kỉ XIX.

C. Cuối thế kỉ XVIII.

D. Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.

Hướng dẫn trả lời:

A. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. 

1.3. Biểu hiện quan trọng nhất của sự xuất hiện chủ nghĩa đế quốc là 

A. xuất hiện giai cấp tư sản và vô sản.

B. sự hình thành các công ty độc quyền dưới các hình thức khác nhau ở các nước tư bản.

C. các nước tư bản phương Tây đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa.

D. mâu thuẫn xã hội ở các nước tư bản diễn ra gay gắt. 

Hướng dẫn trả lời:

B. sự hình thành các công ty độc quyền dưới các hình thức khác nhau ở các nước tư bản.

1.4. Từ cuối thế kỉ XIX, tình hình kinh tế nước Anh như thế nào?

A. Dẫn đầu thế giới.

B. Ở vị trí thứ ba thế giới, sau Mỹ và Đức.

C. Ở vị trí thứ ba thế giới, sau Mỹ và Pháp. 

D. Lạc hậu nhất trong các nước tư bản phương Tây.

Hướng dẫn trả lời:

B. Ở vị trí thứ ba thế giới, sau Mỹ và Đức.

1.5. Các công ty độc quyền ở Anh xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là

A. trong công nghiệp và tài chính. 

B. trong nông nghiệp.

C. trong thương mại.

D. trong lĩnh vực ngân hàng.

Hướng dẫn trả lời:

A. trong công nghiệp và tài chính. 

1.6. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho nền kinh tế Pháp phát triển chậm lại vào cuối thế kỉ XIX là gì?

A. Do các nước tư bản phương Tây phát triển vượt bậc.

B. Do hậu quả nặng nề của cuộc Chiến tranh Pháp – Phổ. 

C. Do nông nghiệp ở trong tình trạng sản xuất nhỏ, lạc hậu.

D. Nền Cộng hoà thứ ba ở Pháp được thành lập nhưng thường xuyên xảy ra khủng hoảng nội các.

Hướng dẫn trả lời:

B. Do hậu quả nặng nề của cuộc Chiến tranh Pháp – Phổ. 

1.7. Diện tích thuộc địa của Pháp đứng hàng thứ mấy so với các nước đế quốc khác?

A. Thứ nhất.

B. Thứ hai.

C. Thứ ba.

D. Thứ tư.

Hướng dẫn trả lời:

B. Thứ hai.

1.8. Đến những năm cuối thế kỉ XIX, điểm nổi bật nhất của nền công nghiệp Đức là

A. đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

B. vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mỹ).

C. xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp. 

D. trở thành nước công nghiệp.

Hướng dẫn trả lời:

B. vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mỹ).

1.9. Vì sao trong chính sách đối ngoại, giới cầm quyền Đức chủ trương chạy đua vũ trang?

A. Để giành thế đối trọng về sức mạnh quân sự với các nước đế quốc khác.

B. Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn các nước trên thế giới đã trở thành thuộc địa của Anh, Pháp.

C. Vì Đức muốn trở thành nước bá chủ thế giới

D. Vì giới cầm quyền muốn xây dựng chế độ quân chủ lập hiến. 

Hướng dẫn trả lời:

B. Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn các nước trên thế giới đã trở thành thuộc địa của Anh, Pháp,.

1.10. "Vua" độc quyền khổng lồ ở Mỹ là

A. "vua dầu mỏ" Rốc-phe-lơ.

B. "vua thép" Moóc-gân.

C. "vua ô tô" Pho.

D. Rốc-phe-lơ, Moóc-gân, Pho,..

Hướng dẫn trả lời:

D. Rốc-phe-lơ, Moóc-gân, Pho,..

1.11. Vào thập kỷ cuối thế kỉ XIX, Mỹ gây chiến với Tây Ban Nha vì

A. Tây Ban Nha đe dọa chủ quyền của Mỹ. 

B. Mỹ âm mưu chiếm thuộc địa của Tây Ban Nha.

C. Mỹ muốn phô trương sức mạnh của mình.

D. Mỹ giúp đỡ Cu-ba và Phi-líp-pin giành độc lập.

Hướng dẫn trả lời:

B. Mỹ âm mưu chiếm thuộc địa của Tây Ban Nha.

1.12. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, nguy cơ nào do các nước đế quốc gây ra chi phối trực tiếp đến lịch sử của nhiều nước châu Á, châu Phi, trong đó có Việt Nam?

A. Sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế. 

B. Sự hình thành các tổ chức độc quyền.

C. Tăng cường xâm lược thuộc địa.

D. Chuẩn bị chiến tranh để chia lại thị trường thế giới.

Hướng dẫn trả lời:

C. Tăng cường xâm lược thuộc địa.

Bài lập 2. Hãy nối ô thông tin ở bên trái với ô bên phải cho phù hợp về tình hình kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của nước Đức cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

1. Kinh tế

a. Đức phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa, vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mỹ).

b. Đức là một nước liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến.

2. Đối nội

c. Quý tộc phong kiến tư sản hoá, địa chủ liên kết chặt chẽ với tư bản độc quyền để thống trị nhân dân.

3. Đối ngoại

d. Giới cầm quyền Đức chủ trương chạy đua vũ trang, dùng vũ lực để chia lại thuộc địa trên thế giới.

e. Sau khi thống nhất đất nước, quá trình tập trung sản xuất và tư bản diễn ra mạnh mẽ ở Đức, dẫn đến việc hình thành các công ty độc quyền.

Hướng dẫn trả lời:

1. Kinh tế

a. Đức phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa, vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mỹ).

e. Sau khi thống nhất đất nước, quá trình tập trung sản xuất và tư bản diễn ra mạnh mẽ ở Đức, dẫn đến việc hình thành các công ty độc quyền.

2. Đối nội

b. Đức là một nước liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến.

c. Quý tộc phong kiến tư sản hoá, địa chủ liên kết chặt chẽ với tư bản độc quyền để thống trị nhân dân.

3. Đối ngoại

d. Giới cầm quyền Đức chủ trương chạy đua vũ trang, dùng vũ lực để chia lại thuộc địa trên thế giới.

Bài tập 3. Hãy xác định câu đúng hoặc sai về tình hình kinh tế, chính trị của nước Mỹ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX và sửa lại câu sai cho đúng. 

1. Mỹ vươn lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. Năm 1894, sản phẩm công nghiệp của Mỹ đã gấp đôi Anh.

2. Do tập trung phát triển công nghiệp nên sản xuất nông nghiệp của Mỹ bị hạn chế; lương thực, thực phẩm chủ yếu phải nhập khẩu từ châu Âu. 

3. Những công ty độc quyền khổng lồ chỉ chuyên sản xuất một loại mặt hàng ra đời như: “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ, “vua thép” Moóc-gân, “vua ô tô” Pho,... 

4. Hai đảng Cộng hòa và Dân chủ thay nhau nắm quyền ở Mỹ, đều thi hành các chính sách phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản. 

5. Nền Cộng hoà thứ ba được thành lập nhưng thường xuyên xảy ra khủng hoảng nội các.

6. Ngay từ cuối thế kỉ XVIII, Mỹ đã tăng cường bành trướng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, gây chiến với Tây Ban Nha (chiếm Phi-líp-pin và Cu-ba).

7. Thông qua viện trợ kinh tế, đầu tư, can thiệp quân sự, Mỹ đã biến Trung và Nam Mỹ thành khu vực độc quyền ảnh hưởng của mình.

Hướng dẫn trả lời:

  • Đáp án đúng:

1. Mỹ vươn lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. Năm 1894, sản phẩm công nghiệp của Mỹ đã gấp đôi Anh.

3. Những công ty độc quyền khổng lồ chỉ chuyên sản xuất một loại mặt hàng ra đời như: “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ, “vua thép” Moóc-gân, “vua ô tô” Pho,... 

4. Hai đảng Cộng hòa và Dân chủ thay nhau nắm quyền ở Mỹ, đều thi hành các chính sách phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản. 

7. Thông qua viện trợ kinh tế, đầu tư, can thiệp quân sự, Mỹ đã biến Trung và Nam Mỹ thành khu vực độc quyền ảnh hưởng của mình.

  • Đáp án sai và sửa lại:

2. Do tập trung phát triển công nghiệp nên sản xuất nông nghiệp của Mỹ bị hạn chế; lương thực, thực phẩm chủ yếu phải nhập khẩu từ châu Âu. 

→ Do tập trung phát triển công nghiệp nên sản xuất nông nghiệp của Mỹ phát triển vượt bậc, đạt nhiều thành tựu lớn.

5. Nền Cộng hoà thứ ba được thành lập nhưng thường xuyên xảy ra khủng hoảng nội các.

→ Đây là tình hình của nước Pháp, không phải của nước Mỹ.

6. Ngay từ cuối thế kỉ XVIII, Mỹ đã tăng cường bành trướng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, gây chiến với Tây Ban Nha (chiếm Phi-líp-pin và Cu-ba).

→ Ngay từ cuối thế kỉ XIX, Mỹ đã tăng cường bành trướng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, gây chiến với Tây Ban Nha (chiếm Phi-líp-pin và Cu-ba).

B. TỰ LUẬN

Bài tập 1. Quan sát hình 10.2 (tr. 44, SGK) và hình 10.4 (tr. 46, SGK), hãy lập và hoàn thiện bảng (theo mẫu dưới đây).


Giải sách bài tập Lịch sử 8 kết nối bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

Nội dung so sánh

Anh

Pháp

Năm

1876

1914

Tỉ lệ tăng

1876

1914

Tỉ lệ tăng

Diện tích (triệu km²)

      

Dân số (triệu người)

      

Nhận xét

      

Hướng dẫn trả lời:

Nội dung so sánh

Anh

Pháp

Năm

1876

1914

Tỉ lệ tăng

1876

1914

Tỉ lệ tăng

Diện tích (triệu km²)

22,5

33,5

11 triệu km² 

0,9

10,6

9,7 triệu km²

Dân số (triệu người)

251,9

393,5

141,6 triệu người

6,0

55,5

49,5 triệu người

Nhận xét

Diện tích tăng gần 1,5 lần

Dân số tăng gần 1,6 lần

 

Diện tích tăng hơn 11,7 lần

Dân số tăng 9,25 lần

 

Nhận xét chung:

  • Sở dĩ có hiện tượng tăng nhanh về diện tích và dân số là do Anh và Pháp là hai nước đi đầu trong công cuộc xâm chiếm thuộc địa.

  • Tỷ lệ tăng về diện tích và dân số qua hai năm của Anh thấp hơn so với Pháp nhưng Anh có diện tích và dân số lớn gấp nhiều lần so với của Pháp vì nước Anh là nước sớm chú ý đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

Bài tập 2. Em hãy lập và hoàn thiện bảng so sánh (theo mẫu dưới đây) về tình hình kinh tế, chính sách đối ngoại nổi bật của các đế quốc Anh, Pháp, Đức và Mỹ (cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX).

Nội dung so sánh

Kinh tế

Chính sách đối ngoại nổi bật

Giống nhau

 

Khác nhau

 

Anh

  

Pháp

  

Đức

  

Mỹ

  

Hướng dẫn trả lời:

Nội dung so sánh

Kinh tế

Chính sách đối ngoại nổi bật

Giống nhau

- Khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, trong điều kiện tương đối hoà bình, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển với tốc độ nhanh chóng chưa từng thấy. Những phát minh khoa học, kĩ thuật nở rộ đã tạo ra động lực cho những chuyển biến lớn trong sản xuất và đời sống xã hội ở Tây Âu và Bắc Mỹ.

- Sự cạnh tranh gay gắt dẫn tới quá trình tập trung sản xuất và tư bản, dẫn hình thành các công ty độc quyền lớn dưới những hình thức khác nhau như: các-ten, xanh-đi-ca (Anh, Pháp, Đức,..), tơ-rớt (Mỹ),... Các công ty độc quyền đã lũng đoạn thị trường và nền kinh tế, chi phối đời sống chính trị và xã hội ở mỗi nước.

- Tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng đã có sự dung hợp, hình thành tư bản tài chính. Mặt khác, các nước tư bản phương Tây đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa. Chủ nghĩa đế quốc ra đời.

Khác nhau

 

Anh

Từ vị trí dẫn đầu thế giới về công nghiệp, cuối thế kỉ XIX, Anh phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ ba, sau Mỹ và Đức.

Anh tiếp tục đẩy mạnh xâm lược thuộc địa và trở thành đế quốc có nhiều thuộc địa nhất thế giới.

Pháp

Do hậu quả nặng nề của Chiến tranh Pháp – Phổ (1870– 1871), tốc độ phát triển của kinh tế Pháp chậm lại. Đến cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Pháp tụt xuống thứ tư (sau Mỹ, Đức, Anh); nông nghiệp thì trong tình trạng sản xuất nhỏ. Tuy nhiên, các công ty độc quyền vẫn ra đời và dẫn chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp là nước đứng thứ hai (sau Anh) về xuất khẩu tư bản.

Pháp đầy mạnh xâm lược, bóc lột thuộc địa, là nước có hệ thống thuộc địa lớn thứ hai thế giới, chi sau Anh. Đó là các thuộc địa ở châu Phi (An-giê-ri, Ma-rốc,...), châu Á (Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào).

Đức

Sau khi hoàn thành thống nhất đất nước (1871), Đức phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa. Đến cuối thế kỉ XIX, Đức vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mỹ) về công nghiệp.

Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa của Anh, Pháp,... Vì thế, giới cầm quyền Đức chủ trương chạy đua vũ trang, dùng vũ lực để chia lại thuộc địa trên thế giới.

Mỹ

Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, từ vị trí thứ tư (sau Anh, Pháp, Đức), Mỹ vươn lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. Năm 1894, sản lượng công nghiệp của Mỹ đã gấp đôi Anh.

Đến thập kỷ cuối thế kỉ XIX, Mỹ tăng cường bành trưởng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, gây chiến với Tây Ban Nha (chiếm Phi-líp-pin và Cu-ba). Thông qua viện trợ kinh tế, đầu tư, can thiệp quân sự, Mỹ đã biến Trung và Nam Mỹ thành khu vực độc quyền ảnh hưởng của mình.

Bài tập 3. Hãy chỉ ra những đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc. Theo em, đặc trưng nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

Chủ nghĩa đế quốc là một hệ thống kinh tế và chính trị mà các quốc gia mạnh hơn chi phối và xâm lược các quốc gia yếu hơn để tạo ra sự ảnh hưởng và kiểm soát. Có một số đặc trưng quan trọng của chủ nghĩa đế quốc, như đã gợi ý:

  • Sự hình thành của các công ty độc quyền lũng đoạn thị trường và nền kinh tế: 

Trong hệ thống này, các công ty lớn và mạnh chiếm lĩnh thị trường và kiểm soát sản xuất, giúp họ đạt được ưu thế cạnh tranh và tạo ra lợi nhuận lớn.

  • Sự dung hợp giữa tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng: 

Chủ nghĩa đế quốc thường thấy sự kết hợp mạnh mẽ giữa nguồn vốn tư bản công nghiệp và nguồn vốn từ ngân hàng. Sự hợp tác này giúp tạo ra tư bản tài chính mạnh mẽ, tăng cường sự kiểm soát và ảnh hưởng của các công ty lớn đối với nền kinh tế và chính trị.

  • Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa: 

Chủ nghĩa đế quốc thường đi kèm với việc xâm lược, thôn tính các vùng lãnh thổ yếu hơn để tăng cường quyền lực và tài nguyên. Điều này có thể giúp tăng cường sự ảnh hưởng và kiểm soát của quốc gia chủ nghĩa đế quốc trên phạm vi quốc tế.

Tuy nhiên, trong số các đặc trưng trên, đặc trưng quan trọng nhất trong hình thành và bản chất của chủ nghĩa đế quốc có thể là sự hình thành các công ty độc quyền. Điều này bởi vì các công ty độc quyền có khả năng kiểm soát và chi phối cả thị trường và nền kinh tế. Các công ty này thường có sức mạnh tài chính, công nghệ và quyền lực chính trị, giúp họ thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa đế quốc thông qua việc thúc đẩy sự kiểm soát và xâm lược.

Bài tập 4. Có ý kiến cho rằng: Vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, Mỹ là xứ sở của các “ông vua công nghiệp”. Em đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? Hãy tìm hiểu thêm tư liệu từ sách, báo và internet để chứng minh cho ý kiến của em.

Hướng dẫn trả lời:

Vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, Mỹ thực sự có thể được coi là xứ sở của các "ông vua công nghiệp". Điều này dựa vào nhiều yếu tố:

  • Sản xuất công nghiệp vượt trội: 

Vào cuối thế kỷ XIX, Mỹ đã trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về sản xuất công nghiệp, với sản lượng vượt xa nhiều nước khác, bao gồm Anh Quốc. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các "ông vua công nghiệp".

  • Những tên tuổi nổi tiếng trong công nghiệp: 

Các tên tuổi như John D. Rockefeller ("vua dầu mỏ"), Andrew Carnegie ("vua thép"), Henry Ford ("vua ô tô") đã tạo nên những tập đoàn khổng lồ và chi phối ngành công nghiệp của họ, đóng góp lớn vào sự phát triển của Mỹ.

  • Thành lập các tập đoàn độc quyền: 

Những công ty lớn này không chỉ chi phối thị trường nội địa, mà còn tạo ra sự ảnh hưởng và kiểm soát trên thị trường quốc tế, làm cho Mỹ trở thành một đế quốc kinh tế.

  • Phát triển tài chính và ngân hàng: 

Sự kết hợp giữa tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng cũng đã giúp tạo ra tài chính mạnh mẽ để hỗ trợ sự phát triển của các "ông vua công nghiệp".

 

Tóm lại, những thông tin và yếu tố trên đều chứng minh rằng Mỹ vào thời kỳ đó thực sự là xứ sở của các "ông vua công nghiệp", và điều này không chỉ ảnh hưởng đến nội bộ mà còn tạo ra sự kiểm soát và ảnh hưởng mạnh mẽ trên tầm quốc tế.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập lịch sử 8 kết nối, Giải SBT lịch sử 8 KNTT bài 10, Giải sách bài tập Lịch sử 8 KNTT bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

Xem thêm các môn học

Giải SBT lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức

CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

CHƯƠNG 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII-XIX

PHẦN ĐỊA LÍ

CHƯƠNG 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com