Giải sách bài tập Lịch sử 8 kết nối bài 12: Chiến tranh thế giới thứ Nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

Hướng dẫn giải bài 12: Chiến tranh thế giới thứ Nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 SBT Toán 4 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

A. TRẮC NGHIỆM

Bài tập 1. Hãy xác định chỉ một phương án đúng.

1.1. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên đã diễn ra vì

A. tranh giành thuộc địa.

B. sự phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc. 

C. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong chính sách cai trị thuộc địa. 

D. tranh giành quyền sở hữu các công ty độc quyền lớn.

Hướng dẫn trả lời:

A. tranh giành thuộc địa.

1.2. Nguyên nhân châm ngòi cho sự bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

A. Các nước đế quốc mâu thuẫn gay gắt với nhau vì thị trường và thuộc địa. 

B. Anh – Đức tranh chấp nhau quyết liệt về quyền lợi ở Trung Quốc.

C. Thái tử Áo – Hung bị ám sát ở Xéc-bi.

D. Đức tuyên chiến với Nga, sau đó là Pháp.

Hướng dẫn trả lời:

C. Thái tử Áo – Hung bị ám sát ở Xéc-bi.

1.3. Chiến tranh nhanh chóng trở thành cuộc chiến tranh thế giới vì

A. chiến tranh lan rộng nhiều nước châu Âu.

B. cuộc chiến tranh đã lôi cuốn 38 nước trên thế giới tham chiến và nhiều thuộc địa cũng bị lôi cuốn vào vòng khói lửa. 

C. nhiều loại vũ khí hiện đại trên thế giới lúc bấy giờ đều được sử dụng trong chiến tranh.

D. tham gia chiến tranh có một số nước châu Âu và cả nước Mỹ ở phía tây bán cầu.

Hướng dẫn trả lời:

B. cuộc chiến tranh đã lôi cuốn 38 nước trên thế giới tham chiến và nhiều thuộc địa cũng bị lôi cuốn vào vòng khói lửa. 

1.4. Thành tựu nổi bật nhất của phong trào cách mạng thế giới trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra là

A. Cách mạng dân chủ tư sản lần thứ hai ở Nga (2 – 1917) giành thắng lợi.

B. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công, nước Nga Xô viết ra đời.

C. Cách mạng tháng 11 – 1918 ở Đức đã lật đổ chế độ quân chủ, thiết lập chế độ cộng hoà.

D. Phong trào cách mạng dáng cao ở nhiều nước châu Âu, châu Á, kết thành làn sóng mạnh mẽ.

Hướng dẫn trả lời:

B. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công, nước Nga Xô viết ra đời.

1.5. Ý nào không phải là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa.

B. Khoảng 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.

C. Nền kinh tế các nước châu Âu trở nên kiệt quệ vì chiến tranh.

D. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công, chặt đứt khâu yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc.

Hướng dẫn trả lời:

D. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công, chặt đứt khâu yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc. 

1.6. Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất

A. một cuộc nội chiến để giải quyết những vấn đề trong nội bộ các nước đế quốc.

B. một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa với cả hai bên tham chiến.

C. một cuộc chiến tranh cách mạng vì dẫn đến sự ra đời của nước Nga Xô viết.

D. một cuộc chiến tranh giải phóng với sự ra đời một số quốc gia mới sau sự sụp đổ của đế quốc Áo – Hung.

Hướng dẫn trả lời:

B. một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa với cả hai bên tham chiến.

1.7. Tình hình nước Nga sau cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 là

A. Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản.

B. Nga hoàng đầy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh với Đức và các nước đồng minh của Đức.

C. phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng. 

D. chế độ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ, những nỗi khổ cực vẫn đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là công nhân, nông dân.

Hướng dẫn trả lời:

D. chế độ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ, những nỗi khổ cực vẫn đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là công nhân, nông dân.

1.8. Tình hình chính trị đặc biệt ở nước Nga sau cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 là

A. bộ máy chính quyền của giai cấp công nhân, nông dân và binh lính được thiết lập. 

B. chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, chế độ cộng hòa tư sản được thiết lập.

C. hai chính quyền song song tồn tại – Chính phủ lâm thời tư sản và các xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính. 

D. nhân dân Nga ủng hộ chính quyền mới tiếp tục tham gia chiến tranh thế giới nhằm giành lại những vùng lãnh thổ đã mất.

Hướng dẫn trả lời:

C. hai chính quyền song song tồn tại – Chính phủ lâm thời tư sản và các xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính. 

1.9. Đêm 25/10 (07/11 theo dương lịch) năm 1917, một sự kiện và cũng trong đại đã diễn ra ở nước Nga là

A. V. I Lênin bí mật từ Phần Lan về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng. 

B. dưới sự chỉ huy trực tiếp của V. L. Lê-nin, quân khởi nghĩa đã chiếm được Thủ đô Pê-tơ-rô-grát, bao vây Cung điện Mùa Đông.

C. Chính phủ lâm thời sụp đổ, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Thủ đô. 

D. cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mát-xcơ-va.

Hướng dẫn trả lời:

C. Chính phủ lâm thời sụp đổ, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Thủ đô. 

1.10. Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga? 

A. Giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc trong đế quốc Nga được giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột.

B. Đã đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, thành lập bộ máy nhà nước mới đại diện cho quyền lợi của người lao động.

C. Đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới, đồng thời mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

D. Tạo điều kiện cho V. I. Lê-nin thành lập tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân thế giới.

Hướng dẫn trả lời:

D. Tạo điều kiện cho V. I. Lê-nin thành lập tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân thế giới.

Bài tập 2. Hãy xác định câu đúng hoặc sai về nội dung lịch sử và sửa lại câu sai cho đúng.

1. Nếu không xảy ra sự kiện Thái tử Áo-Hung bị sát hại tại Xéc-bi thì cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất không thể xảy ra. 

2. Pháp tuy là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất nhưng bị thiệt hại nặng nề.

3. Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất muộn, giai đoạn đầu chỉ đóng vai trò cung cấp vũ khí cho hai bên tham chiến để thu lợi nhuận.

4. Là một thuộc địa của Pháp, nhưng do ở xa chiến trường chính châu Âu nên Việt Nam không bị tác động nhiều bởi chiến tranh.

Hướng dẫn trả lời:

  • Đáp án đúng:

2. Pháp tuy là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất nhưng bị thiệt hại nặng nề.

3. Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất muộn, giai đoạn đầu chỉ đóng vai trò cung cấp vũ khí cho hai bên tham chiến để thu lợi nhuận.

  • Đáp án sai và sửa lại:

1. Nếu không xảy ra sự kiện Thái tử Áo-Hung bị sát hại tại Xéc-bi thì cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất không thể xảy ra. 

→ Thái tử Áo - Hung bị sát hại chỉ là cái cớ để phe Đức - Áo - Hung gây chiến.

4. Là một thuộc địa của Pháp, nhưng do ở xa chiến trường chính châu Âu nên Việt Nam không bị tác động nhiều bởi chiến tranh.

→ Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh: là nơi cung cấp lương thực, nguyên liệu cho nước Pháp tham gia chiến tranh, nhiều người Việt cũng bị bắt đi lính và đưa sang chiến trường châu Âu, …

Bài tập 3. Hãy ghép mốc thời gian ở bên trái với ô thông tin ở bên phải sao cho phản ánh đúng lịch sử nước Nga trong những năm 1917 - 1918.

1. Tháng 2 - 1917

a. Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ lâm thời hoàn toàn sụp đổ.

2. Tháng 7 - 1917

b. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười giành thắng lợi hoàn toàn trên toàn quốc.

3. Ngày 24 - 10 (6 - 11 dương lịch) năm 1917

c. Cách mạng dân chủ tư sản Nga lần thứ hai nổ ra và giành thắng lợi.

4. Đêm 25 - 10 (7 - 11 dương lịch) năm 1917

d. Khi Chính phủ tư sản lâm thời công khai đàn áp các phong trào quần chúng, khủng bố các xô viết, Đảng Bôn-sê-vích đã lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân, binh lính chuẩn bị đấu tranh vũ trang giành chính quyền.

5. Đầu năm 1918

e. Quân khởi nghĩa đã chiếm được Pê-tơ-grat và bao vây Cung điện Mùa Đông.

Hướng dẫn trả lời:

1. Tháng 2 - 1917 - c. Cách mạng dân chủ tư sản Nga lần thứ hai nổ ra và giành thắng lợi.

2. Tháng 7 - 1917- d. Khi Chính phủ tư sản lâm thời công khai đàn áp các phong trào quần chúng, khủng bố các xô viết, Đảng Bôn-sê-vích đã lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân, binh lính chuẩn bị đấu tranh vũ trang giành chính quyền.

3. Ngày 24 - 10 (6 - 11 dương lịch) năm 1917 - e. Quân khởi nghĩa đã chiếm được Pê-tơ-grat và bao vây Cung điện Mùa Đông.

4. Đêm 25 - 10 (7 - 11 dương lịch) năm 1917 - a. Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ lâm thời hoàn toàn sụp đổ.

5. Đầu năm 1918 - b. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười giành thắng lợi hoàn toàn trên toàn quốc.

Bài tập 4. Hãy lựa chọn những từ cho sẵn dưới đây để hoàn thành đoạn văn thể hiện ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga.

Trái Đất, Mặt Trời, chưa từng, thức tỉnh, năm châu

“Giống như ...(1) chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp ...(2), ...(3) hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên ...(4). Trong lịch sử loài người ...(5) có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.

(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 12, NXB Chính trị quốc gia, 1996, tr. 300)

Hướng dẫn trả lời:

“Giống như (1) Mặt trời chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp (2) năm châu, (3) thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên (4) Trái Đất. Trong lịch sử loài người (5) chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.

Bài tập 5. Hãy hoàn thiện sơ đồ (theo mẫu dưới đây) để thấy được con đường dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Chủ nghĩa đế quốc

Sự phát triển …(1) về …(2) và chính trị giữa …(3)

…(4) giữa các nước đế quốc với nhau, đặc biệt là vì …(5)

…(6)

Trả lời:

Chủ nghĩa đế quốc

Sự phát triển (1) không đều về (2) kinh tế và chính trị giữa (3) các nước đế quốc

(4) Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau, đặc biệt là vì (5) vấn đề thuộc địa

(6) Chiến tranh bùng nổ

B. TỰ LUẬN

Bài tập 1. Khai thác bảng số liệu dưới đây.

Nước

Thiệt hại về người

(triệu người)

Nước

Thiệt hại về người

(triệu người)

Nga

2,3

Mỹ

0,08

Pháp

1,4

Đức

2

Anh

0,7

Áo - Hung

1,4

Em hãy:

1.1. Nêu nhận xét về con số thiệt hại về người của Nga, Đức, Pháp, Áo-Hung, Anh, Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Hướng dẫn trả lời:

  • Nga: 2,3 triệu người thiệt mạng.

  • Đức: 2 triệu người thiệt mạng.

  • Pháp: 1,4 triệu người thiệt mạng.

  • Áo-Hung: 1,4 triệu người thiệt mạng.

  • Anh: 0,7 triệu người thiệt mạng.

  • Mỹ: 0,08 triệu người thiệt mạng.

1.2. Từ đó, hãy giải thích vì sao.

Hướng dẫn trả lời:

Sự chênh lệch rõ rệt trong con số thiệt hại về người của các nước tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất có thể được giải thích bởi các yếu tố sau đây:

  • Địa thế chiến trường: 

Các nước như Nga, Đức, Pháp và Áo-Hung là các quốc gia chịu trực tiếp tác động của chiến tranh, chiến trường chính nằm trên lãnh thổ của họ. Do đó, họ phải chịu thiệt hại nặng nề hơn so với các nước ở xa chiến trường như Anh và Mỹ.

  • Tính dân số và diện tích: 

Các nước có dân số lớn như Nga và Đức cũng như các quốc gia chịu tác động của chiến tranh trên diện rộng như Pháp và Áo-Hung dễ dàng gánh chịu thiệt hại nặng nề hơn. Diện tích rộng lớn và dân số đông đúc dẫn đến khả năng tổn thất lớn.

  • Động viên tham chiến: 

Nga, Đức, Pháp và Áo-Hung tham gia chiến tranh từ những giai đoạn đầu, khi cuộc chiến chưa có chiến tuyến vững chắc và phương tiện chiến đấu hiện đại. Điều này dẫn đến các cuộc xung đột trực tiếp và gay gắt hơn.

  • Đặc điểm của mỗi nước: 

Sự thất bại của Áo-Hung và Đức trong cuộc chiến dẫn đến việc tiêu tàn và sụp đổ của các đế quốc cộng hòa. Trong khi Nga đã trải qua sự suy yếu và đói nghèo trước chiến tranh, Pháp đã đóng góp mạnh mẽ vào cuộc chiến từ giai đoạn đầu.

  • Sự tham gia và thời điểm tham gia: 

Mỹ gia nhập sau khi đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, khi các cuộc xung đột chưa đạt đến mức độ cao, do đó tổn thất về người ở Mỹ ít hơn rất nhiều so với các quốc gia tham gia từ đầu.

Bài tập 2. Những hậu quả nặng nề mà Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra cho nhân loại là gì? Liên hệ trách nhiệm của bản thân trong việc chống chiến tranh và bảo vệ hoà bình thế giới hiện nay.

Hướng dẫn trả lời:

  • Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho nhân loại, và các hậu quả này vẫn còn ảnh hưởng đến thế giới hiện nay. Một số hậu quả quan trọng bao gồm:

  • Thất bại của các đế quốc cộng hòa:

Chiến tranh dẫn đến sự sụp đổ của các đế quốc cộng hòa như Đế quốc Nga, Đế quốc Áo-Hung và Đế quốc Đức. Sự hủy diệt và thiệt hại đối với hạt nhân xã hội đã làm suy yếu sự ổn định xã hội và tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các chế độ chính trị cực đoan.

  • Sự mất mát về người và tài sản:

Chiến tranh đã làm mất đi hàng triệu người và gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng, kinh tế, và tài sản của nhiều quốc gia. Điều này dẫn đến khủng hoảng kinh tế và tình trạng thất nghiệp ở nhiều nước.

  • Phá hủy môi trường:

Chiến tranh đã tạo ra một loạt các tác động xấu đến môi trường như ô nhiễm môi trường, phá hủy cơ sở hạ tầng, và làm suy yếu nguồn tài nguyên tự nhiên.

  • Kéo dài hậu quả xã hội và tâm lý:

Hậu quả của chiến tranh, bao gồm cả thương vong và tổn thất tinh thần, kéo dài trong nhiều thế hệ. Các vùng đất chiến tranh thường phải đối mặt với sự gia tăng tội phạm, căng thẳng xã hội và rối loạn.

  • Tạo điều kiện cho Chiến tranh thế giới thứ hai:

Sự thất bại của Hiệp ước Versailles và các vấn đề không được giải quyết thỏa đáng đã tạo điều kiện cho sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai, gây thêm hậu quả nặng nề.

  • Liên hệ với trách nhiệm cá nhân và xã hội trong việc bảo vệ hoà bình và ngăn chặn chiến tranh hiện nay có thể được thể hiện qua các hành động sau:

  • Chống chiến tranh xâm lược:

Ủng hộ và tham gia vào các hoạt động phản đối chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức, như hòa giải, đàm phán và sự đối thoại để giải quyết xung đột.

  • Hỗ trợ xây dựng hoà bình và phát triển:

Ủng hộ các chương trình và dự án xây dựng hoà bình, cải thiện điều kiện sống và phát triển kinh tế ở các nước có khả năng bị xung đột.

  • Tôn trọng độc lập dân tộc:

Ủng hộ quyền tự quyết và độc lập dân tộc, không ủng hộ chiến tranh xâm lược hoặc xâm phạm chủ quyền của các quốc gia.

  • Thúc đẩy hòa bình qua hợp tác đa phương:

Tham gia vào các tổ chức và cơ chế đa phương như Liên Hợp Quốc để thúc đẩy hòa bình, an ninh và phát triển bền vững.

  • Lập trường từ chối bạo lực:

Tôn trọng các giá trị nhân đạo, ủng hộ giải quyết xung đột thông qua đối thoại, không bạo lực và nhất trí từ chối sử dụng vũ lực.

Tóm lại, hậu quả nặng nề của Chiến tranh thế giới thứ nhất đã chứng minh sự cần thiết của việc đối mặt với trách nhiệm bản thân và xã hội trong việc ngăn chặn chiến tranh và xây 

dựng một môi trường hoà bình, ổn định và phát triển.

Bài tập 3. Tìm hiểu từ sách, báo và internet, hãy viết đoạn văn ngắn (7 – 10 câu) về những ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam.

Hướng dẫn trả lời:

Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã có những ảnh hưởng quan trọng đối với cách mạng Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc (tên khai sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh), cách mạng tháng Mười Nga đã tạo ra một tín hiệu lớn về khả năng thay đổi xã hội và lật đổ chế độ thực dân tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

Bước đầu, cách mạng tháng Mười Nga đã cung cấp cho người lãnh đạo Việt Nam một mô hình cách mạng vô sản thành công, giúp họ hiểu rõ hơn về lý tưởng và chiến lược của cách mạng này. Nguyễn Ái Quốc đã học từ cách mạng Nga về cách xây dựng và củng cố lực lượng công nhân, về tầm quan trọng của đoàn kết và phong trào nhân dân trong việc chống lại thực dân.

Đặc biệt, cách mạng tháng Mười Nga đã ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn con đường cách mạng của Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã thấy rằng con đường cách mạng vô sản là lối đi đúng đắn để giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân lao động. Ông thấm thía tinh thần kháng chiến, đoàn kết và sự lãnh đạo của công nhân, nông dân, và các tầng lớp lao động khác, như đã thể hiện trong cách mạng tháng Mười Nga.

 

Từ những học hỏi và ảnh hưởng này, Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra lựa chọn xây dựng cách mạng vô sản tại Việt Nam. Ông đã thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) và dấn thân vào cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do và xã hội công bằng cho Việt Nam.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập lịch sử 8 kết nối, Giải SBT lịch sử 8 KNTT bài 12, Giải sách bài tập Lịch sử 8 KNTT bài 12: Chiến tranh thế giới thứ Nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

Xem thêm các môn học

Giải SBT lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức

CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

CHƯƠNG 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII-XIX

PHẦN ĐỊA LÍ

CHƯƠNG 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM


Copyright @2024 - Designed by baivan.net