Câu 1. Lựa chọn đáp án đúng.
a) Tác động của biến đổi khí hậu đến khí hậu là:
A. Nhiệt độ không khí trung bình năm có xu thế gia tăng; các hiện tượng thời
tiết cực đoan có xu thế mạnh lên về cường độ.
B. Nhiệt độ không khí trung bình năm có xu thế gia tăng; mực nước biển dâng. C. Nhiệt độ không khí trung bình năm tăng; lũ quét, ngập lụt ngày càng mạnh hơn.
D. Nhiệt độ không khí trung bình năm tăng; xâm nhập mặn gia tăng về phạm vi. b) Tác động của biến đổi khí hậu đến thuỷ văn là:
A. Lưu lượng nước vào mùa lũ có xu thế giảm.
B. Nhiệt độ không khí trung bình năm có xu thế gia tăng; mực nước biển dâng. C. Sự chênh lệch lưu lượng nước vào mùa lũ và mùa cạn có xu thế tăng.
D. Lũ quét, sạt lở đất ngày càng mạnh hơn, xâm nhập mặn gia tăng về phạm vi. c) Giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở Việt Nam bao gồm các hoạt động:
A. Giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính.
B. Thay đổi giống cây trồng thích ứng với môi trường khí hậu thay đổi.
C. Thay đổi trang thiết bị phù hợp với môi trường khí hậu thay đổi.
D. Thích ứng với môi trường khí hậu thay đổi.
d) Thích ứng với biến đổi khí hậu là:
A. Giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính.
B.Thay đổi giống cây trồng thích ứng với môi trường khí hậu thay đổi.
C.Thay đổi trang thiết bị phù hợp với môi trường khí hậu thay đổi.
D. Thích ứng với môi trường khí hậu thay đổi.
e) Để ứng phó với biến đổi khí hậu hiệu quả, cần thực hiện các giải pháp sau:
A. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
B. Thích ứng với biến đổi khí hậu.
C. Thực hiện đồng thời giảm nhẹ biến đổi khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
D.Thực hiện các biện pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu trước; sau đó là các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
Hướng dẫn trả lời:
a) A
b) C
c) A
d) D
e) C
Câu 2. Hãy sử dụng những dữ liệu sau để hoàn thành đoạn thông tin về tác động của biến đổi khí hậu ở nước ta.
xu thế tăng | rét đậm | biến động | khắc nghiệt | bão mạnh |
nắng nóng | ngập lụt | yếu tố khí hậu | 0,89°C |
Biến đổi khí hậu đã và đang tác động tới khí hậu, làm thay đổi các (1)................. ở nước ta. Nhiệt độ trung bình năm có (2)................... trên phạm vi cả nước, với mức tăng trung bình toàn Việt Nam là (3)................ trong thời kì từ 1958 đến 2018. Tổng lượng mưa năm có sự (4)....................... trong thời kì từ 1958 đến 2018. Số ngày có (5)................. xu thế tăng trên phạm vi cả nước; số ngày (6)................., rét hại có biến động mạnh qua các năm; số cơn (7)................. có xu thế tăng lên; mùa mưa có nhiều trận mưa lớn, thời gian kéo dài xảy ra ở nhiều vùng nước ta gây lũ quét, (8)................. Nhìn chung, biến đổi khí hậu đã khiến thời tiết trở nên (9).................hơn.
Hướng dẫn trả lời:
(1) yếu tố khí hậu
(2) xu thế tăng
(3) 0,89°C
(4) biến động
(5) nắng nóng
(6) rét đậm
(7) bão mạnh
(8) ngập lụt
(9) khắc nghiệt
Câu 3. Cho bảng số liệu sau:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM THEO CÁC GIAI ĐOẠN CỦA MỘT SỐ TRẠM KHÍ TƯỢNG (°C)
Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm của ba trạm khí tượng trong
thời kỳ 1958 – 2018.
Hướng dẫn trả lời:
- Nhận xét: trong thời kì 1958 – 2018, nhiệt độ trung bình năm ở cả 3 trạm khí tượng có xu thế tăng. Cụ thể:
Trạm khí tượng Láng (Hà Nội): tăng 1,10C
Trạm khí tượng Đà Nẵng (Đà Nẵng): tăng 0,40C
Trạm khí tượng Tân Sơn Hòa (Thành phố Hồ Chí Minh): tăng 1,20C
Câu 4. Cho bảng số liệu sau:
TỔNG LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH NĂM THEO CÁC GIAI ĐOẠN CỦA MỘT SỐ TRẠM KHÍ TƯỢNG (mm)
Vẽ biểu đồ thể hiện lượng mưa trung bình năm theo các giai đoạn của một trạm khí tượng. Nêu nhận xét.
Hướng dẫn trả lời:
Nhận xét: nhìn chung trong cả giai đoạn 1958 – 2018, lượng mưa trung bình trên cả nước có xu thế tăng (278,4 mm)
Câu 5. Vẽ sơ đồ thể hiện tác động của biến đổi khí hậu đến khí hậu và thuỷ văn
Việt Nam.
Hướng dẫn trả lời:
Sơ đồ tác động của biến đổi khí hậu đến khí hậu và thủy văn của Việt Nam
Câu 6. Ghép các ô bên trái với các ô bên phải cho phù hợp về một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hướng dẫn trả lời:
1- b, g, h, i
2-a, c, d, e
Câu 7. Hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau về các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu mà em có thể thực hiện.
Hướng dẫn trả lời:
- Việc em có thể làm để ứng phó với biến đổi khí hậu:
+ Tham gia ngày vì môi trường do trường học hoặc xã/phường/thị trấn tổ chức
+ Tiết kiệm điện, nước,… trong sinh hoạt hàng ngày.
+ Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, hạn chế dùng than, rơm rạ, đốt rác,…
+ Thu gom phế liệu (giấy, chai lọ,…) để tái chế.
+ Hạn chế sử dụng túi ni-lông; tăng cường sử dụng các loại túi làm từ nguyên liệu giấy, vải,…
+ Đi bộ hoặc sử dụng các phương tiện công cộng (xe bus,…) để tới trường.
+ …