Ôn tập kiến thức lịch sử 8 KNTT bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu Mỹ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

Ôn tập kiến thức lịch sử 8 KNTT bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu Mỹ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX). Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

1. NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC

- 30 năm cuối thế kỉ XIX:

 + Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng. 

+ Phát minh khoa học – kĩ thuật tạo ra chuyển biến sản xuất, đời sống ở Tây Âu, Bắc Mĩ. 

- Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền:

+ Sự cạnh tranh gay gắt dẫn tới quá trình tập trung sản xuất, tư bản.

→ Hình thành công ti độc quyền lớn, dưới các hình thức khác nhau.

+ Các công ti độc quyền  lũng đoạn thị trường, kinh tế, chi phối đời sống chính trị, xã hội các nước đế quốc.

- Mở rộng thị trường, xâm chiếm thuộc địa: các nước đế quốc đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa. 

→ Chủ nghĩa đế quốc ra đời.

2. CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC ANH, PHÁP, ĐỨC, MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

a. Đế quốc Anh từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Kinh tế

Đối nội

Đối ngoại

- Phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ ba, sau Mỹ và Đức.

- Là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.

- Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước thao túng nên kinh tế.

- Là nước quân chủ lập hiến.

- Hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau nắm quyền, bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.

- Tiếp tục đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

- Có nhiều thuộc địa nhất thế giới.

b. Đế quốc Đức từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Kinh tế

Đối nội

Đối ngoại

- Cuối thế kỉ XIX, vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mỹ) về công nghiệp.

- Quá trình tập trung sản xuất và tư bản diễn ra mạnh mẽ, dẫn đến việc hình thành các công ti độc quyền.

Là một nước liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến, quý tộc địa chủ liên

kết chặt chẽ với tư bản độc quyền để thống trị nhân dân.

Giới cầm quyền Đức chủ trương chạy đua vũ trang, dùng vũ lực để chia lại thuộc địa trên thế giới.

c. Đế quốc Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Kinh tế

Đối nội

Đối ngoại

- Vươn lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. Năm 1894, sản lượng công nghiệp đã gấp đôi Anh.

- Có những công ti độc quyền khổng lồ, là những đế chế tài chính (“vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ, “vua thép” Moóc-gân, “vua ô tô” Pho,).

- Nông nghiệp đạt được nhiều thành tựu lớn: sử dụng phương thức canh tác hiện đại, hàng nông sản cạnh tranh tốt, là nguồn cung cấp chủ yếu lương thực, thực phẩm cho châu Âu. 

- Chế độ Cộng hoà đề cao vai trò của tống thống.

- Hai đẳng Cộng hoà và Dân chủ thay nhau nắm quyền, đều thi hành các chính sách phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản.

- Tăng cường bành trướng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

- Gây chiến với Tây Ban Nha (chiếm Phi-líp-pin và Cu-ba). 

- Can thiệp quân sự đã biến Trung và Nam Mỹ thành khu vực độc quyền ảnh hưởng của mình.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức lịch sử 8 KNTT bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu Mỹ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX), Ôn tập 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu Mỹ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX), Ôn tập kiến thức lịch sử 8 KNTT

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 8 KNTT mới

CHƯƠNG 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII-XIX


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com