Soạn siêu ngắn lịch sử 8 KNTT bài 19 Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn lịch sử 8 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống bài 19 Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đ. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Vậy bối cảnh nào thúc đẩy Người sang phương Tây? Con đường và những hoạt động của Người có gì khác so với các nhà yêu nước tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh?

Đáp án:

- Sinh ra và lớn lên trong cảnh mất nước, tiếp thu truyền thống yêu nước bất khuất từ gia đình, quê hương.

- Phong trào cách mạng Việt Nam diễn ra mạnh mẽ nhưng đều thất bại cho thấy tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước của cách mạng Việt Nam.

- Không tán thành quan điểm cứu nước của các bậc tiền bối đi trước. 

I. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM

Câu hỏi: Quan sát hình 19.2 và khai thác tư liệu (SGK, tr.87), em biết được điều gì về tình cảnh người lao động Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

Đáp án:

Tình cảnh người lao động Việt Nam: bị áp bức, cướp bóc, bóc lột sức lao động, chịu mọi lao dịch,...

Câu hỏi: Hãy nêu tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Đáp án:

Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX:

  • Về kinh tế:

Tích cực 

Tiêu cực 

+ Xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân.

+ Thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.

+ Xây dựng được hệ thống giao thông vận tải.

+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt

+ Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ

+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.

  • Về văn hóa, xã hội: 

- Các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới.

- Văn hóa phương Tây du nhập ngày càng mạnh. 

     => Đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội sâu sắc.

II. HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC CỦA PHAN BỘI CHÂU, PHAN CHÂU TRINH

Câu hỏi: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã có những hoạt động yêu nước nào trong những năm đầu thế kỉ XX?

Đáp án:

Phan Bội Châu (1867 - 1940)

Phan Châu Trinh (1872 - 1926)

- Năm 1904: thành lập Hội Duy tân

- Đầu năm 1905: sang Nhật Bản nhờ giúp đỡ về khí giới, tiền bạc để đánh Pháp.

- Năm 1912: thành lâp Việt Nam Quang phục hội ở Quảng Đông (Trung Quốc).

- Đầu năm 1913: Quang phục hội đưa người về nước => thực hiện một số cuộc ám sát các tên thực dân đầu sỏ và tay sai nhưng thất bại.

- Năm 1906: mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì với chủ trương dựa vào Pháp để cải cách nhằm "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh".

- Tháng 3 năm 1908, phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ nổ ra, và bị triều Nguyễn và chính phủ bảo hộ Pháp đàn áp dữ dội.

- Năm 1911: sang Pháp thành lập các tổ chức yêu nước, kiến nghị Chính phủ Pháp tiến hành cải cách trính trị ở Việt Nam.

III. BUỔI ĐẦU HOẠT ĐỘNG CỨU NƯỚC CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH

Câu hỏi: Hãy tóm tắt những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917. Vì sao Nguyễn Tất Thành chọn hướng đi mới, khác với các nhà yêu nước tiền bối?

Đáp án:

Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918:

  • 1911 – 1918: làm rất nhiều nghề, đi qua rất nhiều nước thuộc nhiều châu lục khác nhau. 

  • => Ở đâu đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức và bóc lột dã man.

  • Cuối năm 1917: trở lại Pháp, làm nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong cuộc đấu tranh của quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp. Tham gia các hoạt động trong hội những người Việt Nam yêu nước, viết báo, truyền đơn,…

  • Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công => Ảnh hưởng đến tư tưởng cứu nước. 

Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường cứu nước của các vị tiền bối vì: Nguyễn Tất Thành không nhất trí với những chủ trương, con đường cứu nước mà các bậc tiền bối đã lựa chọn. 

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Lập và hoàn thành bảng tóm tắt (theo gợi ý dưới đây) về những tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với Việt Nam.

Lĩnh vực

Tác động

Chính trị

 

Kinh tế

 

Văn hóa, giáo dục

 

Đáp án:

Lĩnh vực

Tác động

Chính trị

  • Bộ máy chính quyền đều do thực dân Pháp chi phối nhằm tăng cường ách áp bức, kìm kẹp.

  • Chính sách của Pháp vô cùng chặt chẽ, với tay xuống tận nông thôn.

Kinh tế

  •  Tác động tiêu cực:

+ Tài nguyên vơi cạn.

+ Nông nghiệp không có sự phát triển.

+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu công nghiệp nặng.

+ Thị trường cung cấp nguyên – nhiên liệu độc chiếm của Pháp.

  • Tác động tích cực:

 Phương thức sản xuất TBCN bước đầu được du nhập vào Việt Nam, ⇒ Đưa tới sự chuyển biến cơ bản về bộ mặt kinh tế tại một số khu vực 

Văn hóa, giáo dục

Tạo ra tầng lớp tay sai, kìm hãm nhân dân 

Câu hỏi: Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có điểm gì giống và khác nhau?

Đáp án:

Giống nhau

Khác nhau

- Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân 

- Đi theo hệ tư tưởng mới: khuynh hướng dân chủ tư sản.

- Được sự ủng hộ nhiệt tình của quần chúng nhân dân.

- Đều thất bại do sự hạn chế về tầm nhìn và tư tưởng.

- Hoạt động ở cả trong và ngoài nước.

- Phan Bội Châu chủ trương bạo động. 

- Phan Châu Trinh chủ trương cải cách.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Sưu tầm tư liệu (câu chuyện, hình ảnh hoặc con tem, bài thơ, bài hát, câu nói,...) và viết bài thể hiện suy nghĩ của em (khoảng 7 - 10 câu) về một trong ba nhân vật lịch sử trong bài. Em rút ra được bài học gì từ nhân vật đó?

Đáp án:

Gợi ý: 

Phan Bội Châu (186/7 - 1940) là một nhà yêu nước nồng nàn thiết tha, một nhân vật lịch sử, tiêu biểu cho phong trào đấu tranh giành độc lập của dân tộc. Ông là thủ lĩnh Phong trào Đông Du, kêu gọi thanh niên Việt Nam ra nước ngoài (Nhật Bản) học tập, chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ cho việc giành lại độc lập nước nhà. Ông là một nghệ sĩ lớn có năng lực biểu hiện phong phú, với tấm lòng sục sôi nhiệt huyết. Đây là một con người có lòng yêu nước sâu sắc, ý thức về cái "tôi", có khát vọng làm nên sự nghiệp to lớn với cái nhìn mới mẻ, táo bạo. Sau này, để ghi nhớ công lao của ông, con tem mang chân dung của Phan Bội Châu đã được phát hành.

Hình 1

Tìm kiếm google: soạn lịch sử 8, giải lịch sử 8 KNTT, soạn lịch sử 8 KNTT

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 8 KNTT mới

CHƯƠNG 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII-XIX


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com