Soạn văn 7 KNTT bài 4: Củng cố, mở rộng

Giải bài 4: Phần củng cố mở rộng - Sách kết nối tri thức với cuộc sống ngữ văn 7 tập 1. Phần dưới sẽ hướng dẫn giải bài tập và trả lời các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

Câu 1. Kẻ bảng vào ở theo mẫu và điền thông tin ngắn gọn về các văn bản theo gợi dẫn:

 Mùa xuân nho nhỏGò Me
Tình cảm, cảm xúc của tác giả  
Biện pháp tu từ nổi bật  
Hình ảnh đặc sắc  

Câu 2. Tìm đọc thêm một số bài thơ viết về đất nước Việt Nam. Nhận xét nét độc đáo của một bài thơ mà em yêu thích (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,...).

Trả lời:

Câu 1.

 Mùa xuân nho nhỏGò Me
Tình cảm, cảm xúc của tác giảTự hào, yêu mến, trân trọng và khát khao cống hiên cho quê hương, đất nước.Gắn bó, yêu quý, tự hào dành cho miền quê và những con người lao động.
Biện pháp tu từ nổi bậtĐảo ngữ, So sánh, điệp ngữ.Đảo ngữ, nhân hóa, so sánh, điệp ngữ.
Hình ảnh đặc sắcGiọt long lanh

- Hình ảnh thiên nhiên có hồn, tươi đẹp.

- Hình ảnh con người khéo léo, cần cù, hăng say lao động.

Câu 2. * Một số bài thơ viết về đất nước Việt Nam: Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm), Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Bài thơ Hắc Hải (Nguyễn Đình Thi),...

* Nhận xét nét độc đáo của một bài thơ mà em yêu thích: bài thơ Bên kia sông Đuống

- Từ ngữ: sử dụng nhiều từ láy miêu tả tính chất của sự vật, những từ ngữ sức biểu cảm mạnh ("rụng bàn tay").

- Hình ảnh: hình ảnh sông Đuống nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì, là đại diện cho ký ức, cho quê hương.

- Biện pháp tu từ: nhân hóa, đảo ngữ, điệp ngữ, so sánh, ẩn dụ,...

Tìm kiếm google: Giải bài 4: giải ngữ văn 7 kết nối tri thức, giải sách mới lớp 7 KNTT, giải bài 4 ngữ văn 7 kết nối, giải bài 4: củng cố, mở rộng

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net