Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ cơ khí 11 KNTT CĐ 1 Bài 4: Dự án: Thiết kế và chế tạo tay gắp thủy lực (P2)

Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Công nghệ cơ khí 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 1 Bài 4: Dự án: Thiết kế và chế tạo tay gắp thủy lực (P2). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Hoạt động 2. Hoạt động triển khai dự án theo tiến trình thực hiện

  1. Mục tiêu:

- HS thực hiện dự án theo kế hoạch, đúng quy trình, đúng tiến độ, an toàn và hiệu quả.

- HS thiết kế được các chi tiết của tay gắp đồ vật, chế tạo và lắp ráp được tay gắp đồ vật; vận hành được như kịch bản cho tay gắp đồ vật đã đề xuất.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK tr.18 và trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập:

- Bản kế hoạch thực hiện dự án cụ thể (số thứ tự, công việc, thời gian thực hiện, người thực hiện, phương án thực hiện, nơi thực hiện, phương án dự phòng....).

- Bản tiêu chí cần đạt của sản phẩm sau khi thảo luận kĩ hơn.

- Bản thiết kế, vẽ phác thảo sản phẩm.

- Nguyên mẫu của sản phẩm.

- Nhật kí thực hiện dự án, thử nghiệm sản phẩm.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để lập kế hoạch thực hiện dự án như: phân công nhiệm vụ, cách thức hoạt động nhóm, vai trò của từng thành viên trong nhóm.

- GV đặt câu hỏi:

+ Vấn đề cần giải quyết là gì?

+ Để giải quyết vấn đề này, sản phẩm có chức năng gì?

- GV yêu cầu HS thực hiện dự án và đọc nội dung mục V. Thông tin bổ trợ (tr19,20 – SGK) để hoàn thiện sản phẩm.

- GV theo dõi, hướng dẫn, đánh giá HS trong quá trình thực hiện dự án, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện dự án theo bảng câu hỏi định hướng, kế hoạch đã lập.

- Những nội dung nhóm có thể tự nghiên cứu, khảo sát và làm sản phẩm, thử nghiệm có thể làm tại nhà hoặc ngoài giờ học, ví dụ như:

+ Nghiên cứu các kiến thức về hệ thống xi lanh thủy lực, bộ truyền động bánh răng – thanh răng, bộ truyền động tay quay – thanh truyền, các giải pháp cho tay gắp đồ vật.

+ Xác định yêu cầu của tay gắp đồ vật.

+ Đề xuất, đánh giá và lựa chọn giải pháp cho tay gắp đồ vật.

+ Lắp ráp, chế tạo tay gắp đồ vật sử dụng nguyên lí thuỷ lực.

+ Thử nghiệm và hoàn thiện hệ thống.

+ Hoàn thiện sản phẩm và ghi nhật kí.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày nội dung nhóm đã thực hiện.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chuyển sang nội dung mới.

III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

Nội dung tiến trình:

+ Hình thành ý tưởng.

+ Lập kế hoạch dự án.

+ Triển khai dự án.

+ Báo cáo kết quả triển khai dự án.

Hoạt động 3. Hoạt động báo cáo kết quả thực hiện dự án

  1. Mục tiêu: HS trình bày được sản phẩm, biết viết báo cáo và trình bày được báo cáo thực hiện dự án. Thông qua đó, kết quả học tập và rèn luyện của HS được phản ánh và hoàn thiện.
  2. Nội dung: HS nộp sản phẩm, báo cáo kết quả dự án.
  3. Sản phẩm học tập:

- Tay gắp đồ vật sử dụng nguyên lí thủy lực.

- Poster, báo cáo PowerPoint, bản vẽ, video, sản phẩm hoặc nguyên mẫu, nhật kí dự án.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn các nhóm tiến hành giới thiệu sản phẩm, trình diễn sản phẩm, báo cáo thông qua poster, trình chiếu PowerPoint.

- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm, ý thức học tập và quá thực hiện dự án, gợi ý chỉnh sửa.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS giới thiệu sản phẩm, báo cáo trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV và các nhóm khác lắng nghe, góp ý, phản biện và hỗ trợ cho nhóm trình bày.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chuyển sang nội dung mới.

Báo cáo và trình diễn sản phẩm theo nhóm

- Viết báo cáo, làm hồ sơ chính thức cho sản phẩm theo các nội dung của quy trình thiết kế.

- HS báo cáo trước lớp: thuyết trình và giới thiệu sản phẩm.

 

Hoạt động 4. Hoạt động đánh giá dự án

  1. Mục tiêu: Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện dự án của HS
  2. Nội dung:

- GV đánh giá sơ bộ sản phẩm và báo cáo của các nhóm.

- GV tổ chức cho HS tham gia quá trình đánh giá dự án của các nhóm khác.

  1. Sản phẩm học tập:

- Các tay gắp đồ vật sử dụng nguyên lí thủy lực.

- Điểm, nhận xét hoặc phiếu xếp loại đánh giá sản phẩm và quá trình thực hiện dự án của các nhóm HS.

- Phiếu bình luận, nhận xét của các nhóm dành cho nhau.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tham gia quá trình đánh giá dự án của các nhóm khác nhau; hoàn thiện phiếu đánh giá của mình và yêu cầu các nhóm tự đánh giá và cho điểm các thành viên trong nhóm cũng như đánh giá kết quả của các nhóm khác.

- GV hoàn thành phiếu chấm sản phẩm và quá trình báo cáo của các nhóm.

- GV tổng hợp các phiếu đánh giá và công bố kết quả của từng nhóm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đánh giá dự án, hoàn thiện phiếu đánh giá.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV hoàn thành phiếu chấm sản phẩm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tiến hành đánh giá kết quả của các nhóm, gợi ý hướng phát triển cho các dự án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

IV. ĐÁNH GIÁ

1. Nội dung và tiêu chí đánh giá

- Quá trình thực hiện dự án:

+ Đánh giá tiến độ làm việc của nhóm.

+ Đánh giá về sự hài hòa giữa nhiệm vụ cá nhân và quá trình hợp tác.

+ Đánh giá về sự tiến bộ của cá nhân trong quá trình thực hiện dự án.

- Sản phẩm:

+ Mức độ đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ.

+ Tính mới và tính sáng tạo của giải pháp.

+ Độ bền và sự chắc chắn của giải pháp.

+ Tính kinh tế của sản phẩm.

+ Tính thẩm mĩ của sản phẩm.

2. Hình thức đánh giá

- HS tự đánh giá.

- Các nhóm đánh giá chéo.

- GV và chuyên gia đánh giá.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học và vận dụng vào làm các sản phẩm trong thực tế.
  3. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ và đọc các thông tin bổ trợ.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành nội dung nhiệm vụ GV đưa ra.
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS về nhà hoàn thiện sản phẩm của dự án theo nhận xét của GV và chỉnh sửa các chi tiết chưa hoàn chỉnh.

- GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung Thông tin hỗ trợ (SGK – tr48).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS về nhà suy nghĩ và hoàn thiện sản phẩm.

- GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS trình bày sản phẩm sau khi đã chỉnh sửa.

- HS khác theo dõi và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Xem lại kiến thức đã học ở bài 4.

- Hoàn thiện sản phẩm theo các góp ý của GV.

- Xem trước nội dung Bài 5. CAD/CAM-CNC trong sản xuất cơ khí.

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ cơ khí 11 KNTT CĐ 1 Bài 4: Dự án: Thiết kế và chế tạo tay gắp thủy lực (P2)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án chuyên đề Công nghệ cơ khí 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Công nghệ cơ khí 11 Kết nối CĐ 1 Bài 4: Dự án: Thiết kế, soạn giáo án chuyên đề Công nghệ cơ khí kết nối CĐ 1 Bài 4: Dự án: Thiết kế

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Công nghệ cơ khí 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay