Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ cơ khí 11 KNTT CĐ 2 Bài 5: CAD/CAM-CNC trong sản xuất cơ khí (P2)

Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Công nghệ cơ khí 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 2 Bài 5: CAD/CAM-CNC trong sản xuất cơ khí (P2). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu tổng quan về CAD/CAM - CNC

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS sẽ hiểu được một số khái niệm cơ bản của CAD, CAM và CNC, vai trò, hình thức tồn tại, sản phẩm đặc trưng của CAD, CAM và CNC.
  2. Nội dung: GV tổ chức các hoạt động theo nội dung SGK và hướng dẫn HS tìm hiểu tổng quan về CAD/CAM-CNC.
  3. Sản phẩm:

- HS vẽ được sơ đồ tư duy hoặc bảng tóm tắt liên quan đến CAD, CAM và CNC bao gồm: Khái niệm, vai trò, dạng tồn tại và sản phẩm tương ứng.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu các hình ảnh trong SGK, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi sau:

+ CAD là gì? Vai trò của CAD? CAD tồn tại dưới dạng như thế nào? Sản phẩm đặc trưng của CAD là gì?

+ CAM là gì? Vai trò của CAM? CAM tồn tại dưới dạng như thế nào? Sản phẩm đặc trưng của CAM là gì?

+ CNC là gì? Vai trò của CNC? Một số loại máy CNC hiện nay? Sản phẩm của CNC là gì? Một số loại máy CNC hiện nay? Sản phẩm của CNC là gì?

- Sau khi HS trả lời, GV nêu khái quát về CAD/CAM-CNC.

- GV có thể đưa thêm một số hình ảnh, ví dụ minh hoạ về các sản phẩm của CAD/CAM-CNC trên internet để giúp HS có thể hiểu rõ hơn về sự đa dạng của CAD/CAM-CNC.

- Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời nội dung hộp chức năng Luyện tập (tr23 - SGK)

Quan sát Hình 5.5, hãy chỉ ra đâu là sản phẩm của CAD, đâu là sản phẩm của CAM và đâu là sản phẩm của CNC?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, sau đó hoạt động theo nhóm đọc thông tin SGK mục I SGK tr.21,22,23 để tìm hiểu khái quát về CAD/CAN-CNC.

- HS thảo luận theo cặp đôi để thực hiện trả lời câu hỏi Luyện tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày khái quát về CAD/CAM  - CNC (định nghĩa, vai trò, hình thức, sản phẩm)

- GV mời đại diện cặp đôi trả lời các hoạt động

*Luyện tập (tr23 – SGK)

+ Hình 5.5a: là sản phẩm của CAM: vì trên hình có chi tiết gia công (bề mặt nắp ca-pô ô tô), mô hình dao phay và các đường chạy dao.

+ Hình 5.5b: là sản phẩm của CAD, vì trên hình có mô hình thiết kế 3D của chi tiết cơ khí, ngoài ra trên hình nền có biểu tượng xoay mô hình và con trở trong phần mềm thiết kế.

+ Hình 5.5c: là sản phẩm của CNC, vì đây là sản phẩm la-zăng ô tô, bề mặt màu trắng trên la-zăng được gia công CNC.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận khái quát về CAD/CAM -CNC

- GV chuyển sang nội dung mới.

II. KHÁI QUÁT VỀ CAD/CAM – CNC

1. CAD

a) CAD là gì?

- Là viết tắt của từ Computer Aide Design, nghĩa là thiết kế với sự hỗ trợ của máy tính. Người thiết kế sử dụng CAD để tạo ra các bản vẽ thiết kế của sản phẩm ở dạng 2D (2 chiều) hoặc 3D (3 chiều).

b) Vai trò của CAD

- Cung cấp các công cụ thiết kế tự động để hỗ trợ người thiết kế xây dựng, chỉnh sửa các bản vẽ thiết kế của sản phẩm một cách nhanh chóng, chính xác và trực quan. Đồng thời, CAD còn hỗ trợ người thiết kế quản lí các bản vẽ thiết kế rất thuận tiện và hiệu quả.

c) Hình thức của CAD

CAD tồn tại dưới dạng các phần mềm thiết kế 2D hoặc 3D và được cài đặt vào máy tính để sử dụng cho quá trình thiết kế.

d) Sản phẩm của CAD

Hình 5.2 minh hoạ bản vẽ thiết kế 3D của chi tiết thanh liên kết trong kết cấu cơ khí.

2. CAM

a) CAM là gì?

- Là viết tắt của từ Computer Aided Manufacturing, nghĩa là chế tạo với sự hỗ trợ của máy tính. Với sự hỗ trợ của CAM, quá trình gia công chi tiết sẽ được tính toán, mô phỏng, đánh giá được chất lượng trước khi gia công thực tế.

b) Vai trò của CAM

- Cung cấp các công cụ để tính toán, kiểm tra và hiệu chỉnh đường chạy dao tự động để gia công chi tiết một cách nhanh chóng, chính xác và trực quan.

- Hỗ trợ các công cụ tối ưu hoá quá trình gia công, nhằm nâng cao hiệu quả quá trình gia công.

- Hỗ trợ tạo chương trình gia công CNC (mã lệnh CNC) để gửi xuống máy CNC gia công chi tiết.

c) Hình thức của CAM

- Tồn tại dưới dạng các phần mềm (thường được tích hợp với các phần mềm thiết kế 3D) và được cài đặt vào máy tính để sử dụng cho quá trình tạo chương trình gia công.

d) Sản phẩm của CAM

Hình 5.3 minh hoạ đường chạy dao gia công chi tiết thanh liên kết và mã lệnh CNC chương trình gia công được tạo ra.

3. CNC

a) CNC là gì?

- Là viết tắt của từ Computer Numerical Control (điều khiển số bằng máy tính).

- Là các máy công cụ được điều khiển bằng máy tính. Quá trình gia công chi tiết sẽ được điều khiển tự động bằng máy tính.

b) Vai trò của CNC

- Tự động điều khiển quá trình gia công để tạo ra chi tiết gia công có độ chính xác cao, năng suất và hiệu quả cao.

c) Một số máy CNC

- Có nhiều loại như: máy tiện CNC, máy phay CNC, máy đột dập CNC, máy cắt laser CNC,…

d) Sản phẩm của CNC

Hình 5.4 minh hoạ máy phay CNC và sản phẩm thanh liên kết sau khi gia công CNC.

Hoạt động 3. Tìm hiểu về vai trò và chức năng của CAD/CAM – CNC trong sản xuất cơ khí

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được vai trò và chức năng của CAD/CAM – CNC trong sản xuất cơ khí.
  2. Nội dung: GV tổ chức các hoạt động theo SGK và hướng dẫn HS tìm về vai trò và chức năng của CD/CMC – CNC trong sản xuất cơ khí và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm:

- HS lập được bảng tóm tắt vai trò của CAD/CAM-CNC trong sản xuất cơ khí.

- HS lập được bảng tóm tắt các chức năng của CAD/CAM-CNC trong các công đoạn của quá trình sản xuất cơ khí.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời hộp chức năng Khám phá (tr24 – SGK)

Các em hãy quan sát quy trình sản xuất cơ khí trong Hình 11.2 (SGK Công nghệ Cơ khí 11) và cho biết vai trò của CAD/CAM – CNC trong các giai đoạn của quy trình này.

- Sau khi HS trả lời, GV nêu vai trò và chức năng của CAD/CAM – CNC trong sản xuất cơ khí.

+ GV phân tích kĩ hơn các bản vẽ thiết kế trong từng công đoạn của quá trình sản xuất cơ khí. GV cung cấp thêm các bản vẽ, hình ảnh minh hoạ tham khảo từ nguồn internet để HS có thể hiểu bài tốt hơn.

+ GV giải thích thêm: Hình 5.74 SGK là chương trình gia công CAM để gia công cánh tuốc bin (tạo ra đường chạy dao gia công bề mặt cánh tuốc bin), Hình 5.76 SGK là hình ảnh gia công cánh tuốc bin trên máy phay CNC.

- Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời nội dung Luyện tập (tr24 – SGK)

1. Sản phẩm chính của CAD trong quá trình sản xuất cơ khí là gì?

2. Sản phẩm chính của CAM trong quá trình sản xuất cơ khí là gì?

3. Sản phẩm chính của CNC trong quá trình sản xuất cơ khí?

Bước 2 : HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục II SGK tr.25 để tìm hiểu về:

+  Vai trò của CAD/CAM-CNC trong sản xuất cơ khí

+ Chức năng của CAD/CAM-CNC trong sản xuất cơ khí

- HS thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi với hộp chức năng Khám phá, Luyện tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời nội dung thảo luận

*Luyện tập (tr25 – SGK)

1. Sản phẩm chính của CAD trong quá trình sản xuất cơ khí: Bản vẽ thiết kế của sản phẩm, các bản vẽ chế tạo các chi tiết và bản vẽ lắp của sản phẩm.

2. Sản phẩm chính của CAM trong quá trình sản xuất cơ khí: Đường chạy dao và chương trình gia công chi tiết.

3. Sản phẩm chính của CNC trong quá trình sản xuất cơ khí: Các chi tiết máy được gia công cắt gọt theo các chương trình gia công chi tiết được tạo ra.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về vai trò và chức năng của CAD/CAM-CNC trong sản xuất cơ khí.

II. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA CAD/CAM – CNC TRONG SẢN XUẤT CƠ KHÍ

1. Vai trò của CAD/CAM-CNC trong sản xuất cơ khí

- Hỗ trợ con người trong quá trình thiết kế và chế tạo các chi tiết cơ khí, máy móc nhằm nâng cao độ chính xác, năng suất và hiệu quả.

2. Chức năng của CAD/CAM-CNC trong sản xuất cơ khí

a) Chức năng của CAD trong sản xuất cơ khí

- Tạo ra các bản vẽ thiết kế của sản phẩm, các bản vẽ chế tạo các chi tiết và bản vẽ lắp của sản phẩm,…Các bản vẽ này sẽ được sử dụng trong quá trình gia công, chế tạo các chi tiết và quá trình lắp ráp các chi tiết đề tạo thành kết cấu máy hoặc sản phẩm hoàn chỉnh. Một số chức năng của CAD trong sản xuất cơ khí như sau:

+ CAD trong quá trình chế tạo phôi: CAD có chức năng tạo ra các bản vẽ thiết kế của phôi (quy định các kích thước, yêu cầu kĩ thuật của phôi), các bản vẽ thiết kế khuôn để tạo phối (ví dụ bản vẽ khuôn đúc, bản vẽ khuôn rèn dập... ).

+ CAD trong quá trình gia công tạo hình sản phẩm: CAD có chức năng tạo ra các bản vẽ sơ đồ gá đặt chi tiết khi gia công như minh hoạ trên Hình 5.6a, tạo ra các bản vẽ mô tả trình tự gia công.

+ CAD trong quá trình lắp ráp sản phẩm: CAD có chức năng tạo ra các bản vẽ mô tả vị trí lắp ráp các chi tiết như minh hoạ trên Hình 5.6b.

+ CAD trong quá trình đóng gói sản phẩm: CAD có chức năng tạo ra các bản về quy định quy cách đóng gói sản phẩm, tạo ra bản vẽ kích thước của vỏ hộp hoặc bao bị để đóng gói sản phẩm.

b) Chức năng của CAM – CNC trong sản xuất cơ khí

- CAM và CNC gắn bó mật thiết trong sản xuất cơ khí. Chức năng của CAM là tạo ra đường chạy dao để gia công chi tiết và xuất ra chương trình gia công chi tiết dưới dạng mã lệnh CNC. Chức năng của máy CNC là thực hiện gia công chi tiết theo chương trình gia công tạo ra bởi CAM. Trong sản xuất cơ khí, CAM-CNC có chức năng tạo ra các chi tiết cơ khí sử dụng các phương pháp gia công cắt gọt, cụ thể như sau:

+ CAM-CNC trong quá trình chế tạo phôi: CAM-CNC có chức năng tạo ra các chương trình CNC và thực hiện gia công phôi, gia công khuôn đúc, khuôn rèn dập....

+ CAM-CNC trong quá trình gia công tạo hình sản phẩm: CAM-CNC có chức năng tạo ra các chương trình chi tiết (mã lệnh CNC) và thực hiện gia công cắt gọt các bề mặt của chi tiết trên máy CNC, đặc biệt là gia công các chi tiết có bề mặt phức tạp như minh hoạ trên Hình 5.7.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và tự luận.
  3. Nội dung: GV trình chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời
  4. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được các đáp án đúng
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm:

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng:

Câu 1. CAD là gì?

  1. chế tạo với sự hỗ trợ của máy tính.
  2. điều khiển số bằng máy tính.
  3. thiết kế với sự hỗ trợ của máy tính.
  4. hỗ trợ con người trong quá trình thiết kế và chế tạo các chi tiết cơ khí, máy móc.

Câu 2. Đâu không phải chức năng của CAD trong sản xuất cơ khí?

  1. Chế tạo phôi. B. Gia công tạo hình sản phẩm.
  2. Đóng gói sản phẩm. D. Tạo ra chi tiết gia công.

Câu 3. Máy CNC sẽ tự động điều khiển quá trình gia công để tạo ra chi tiết gia công có đặc điểm gì?

  1. Độ chính xác cao, năng suất và hiệu quả.
  2. Độ chính xác chưa cao, năng suất và hiệu quả.
  3. Độ chính xác cao, chi tiết.
  4. Độ chính xác chưa cao, chi tiết.

Câu 4. Vai trò của CAM là gì?

  1. Cung cấp các công cụ để tính toán, kiểm tra và hiệu chỉnh đường chạy dao tự động để gia công chi tiết một cách nhanh chóng, chính xác và trực quan.
  2. Cung cấp các công cụ thiết kế tự động để hỗ trợ người thiết kế xây dựng, chỉnh sửa các bản vẽ thiết kế của sản phẩm một cách nhanh chóng, chính xác và trực quan.
  3. Tự động điều khiển quá trình gia công để tạo ra chi tiết gia công có độ chính xác cao, năng suất và hiệu quả cao.

Câu 5. Chức năng của máy CNC là?

  1. Tạo ra các bản vẽ thiết kế của sản phẩm.
  2. Tạo ra các bản vẽ quy định quy cách đóng gói sản phẩm, tạo ra bản vẽ kích thước
  3. Tính toán, kiểm tra và hiệu chỉnh đường chạy dao tự động để gia công chi tiết.
  4. Thực hiện gia công chi tiết theo chương trình gia công tạo ra bởi CAM.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, nhớ lại kiến thức đã học, tìm đáp án đúng.

Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS lần lượt đưa ra đáp án cho các bài tập:

1 - C

2 - D

3 - A

4 - A

5 - D

Bước 4:

- GV đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập và chuyển sang nội dung vận dụng.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu:

- HS vận dụng được kiến thức về CAD/CAM-CNC trong sản xuất cơ khí.

- Tổng kết, đánh giá quá trình học tập của các nhóm.

  1. Nội dung: GV chiếu câu hỏi, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời.
  2. Sản phẩm học tập: Bản vẽ hình 5.8 (thủ công và trên phần mềm máy tính CAD).
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu câu hỏi bài tập trong hộp chức năng Vận dụng (tr25 – SGK):

Em hãy về lại Hình 5.8 sau bằng hai phương pháp: vẽ thủ công và sử dụng công cụ vẽ trên máy tính CAD. Hãy đo thời gian hoàn thành của từng phương pháp và so sánh. Từ đó nêu ưu điểm của CAD.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS luyện tập vẽ thủ công và vẽ sử dụng công cụ trên máy tính CAD bản vẽ chi tiết để thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS thực hành vẽ lại Hình 5.8 SGK bằng 2 phương pháp.

Gợi ý trả lời:

  1. Vẽ bằng thủ công: sử dụng compa, thước kẻ, bút chì: cần vẽ theo đúng nét đậm, nét mảnh, đường nét liền, đường tâm,... Hình vẽ có nhiều đối tượng giống nhau nhưng HS vẫn phải vẽ lần lượt từng đối tượng. Do đó sẽ mất nhiều thời gian.
  2. Vẽ bằng máy tính sử dụng phần mềm hỗ trợ thiết kế CAD: khi đó có các công cụ vẽ, công cụ sao chép, gạch mặt cắt, ghi kích thước các công cụ này giúp vẽ ra hình rất nhanh.

Từ đó, GV hướng dẫn HS phân tích đánh giá các ưu điểm của CAD là gì?

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV kết thúc bài học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Xem lại kiến thức đã học ở bài 5.

- Hoàn thành các bài tập trong hộp chức năng Vận dụng.

- Xem trước nội dung Bài 6. Cấu tạo của máy CNC.


 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ cơ khí 11 KNTT CĐ 2 Bài 5: CAD/CAM-CNC trong sản xuất cơ khí (P2)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/cả năm

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án chuyên đề Công nghệ cơ khí 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Công nghệ cơ khí 11 Kết nối CĐ 2 Bài 5: CAD/CAM-CNC trong sản xuất, soạn giáo án chuyên đề Công nghệ cơ khí kết nối CĐ 2 Bài 5: CAD/CAM-CNC trong sản xuất

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Công nghệ cơ khí 11 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay