Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Địa lí 10 Cánh diều CĐ 3: Phương pháp viết báo cáo địa lí (P2)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Địa lí 10 bộ sách mới cánh diều CĐ 3: Phương pháp viết báo cáo địa lí (P2). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Hoạt động 1.4. Một số lưu ý khi viết và trình bày báo cáo địa lí

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được kĩ thuật viết và trình bày báo cáo địa lí.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi sau:

- Nêu một số lưu ý khi viết báo cáo địa lí. Lấy ví dụ cụ thể.

- Chia sẻ những lưu ý khi trình bày sản phẩm.

  1. Sản phẩm: Nội dung trả lời của HS về một số lưu ý khi viết, trình bày báo cáo địa lí và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục Một số lưu ý khi viết và trình bày báo cáo địa lí SGK tr.36, 37 và trả lời câu hỏi:

+ Nêu một số lưu ý khi viết báo cáo địa lí. Lấy ví dụ cụ thể.

+ Chia sẻ những điều cần lưu ý khi thuyết trình.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin kênh chữ SGK tr.36, 37 để tìm hiểu về một số lưu ý khi viết và trình bày báo cáo địa lí.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1- 2 HS trình bày về một số lưu ý khi viết và trình bày báo cáo địa lí.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về một số lưu ý khi viết và trình bày báo cáo địa lí.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1.4. Một số lưu ý khi viết và trình bày báo cáo địa lí

Một số lưu ý khi viết báo cáo

- Ngôn ngữ sử dụng trong báo cáo phải khoa học, đơn giản, ngắn gọn.

Ví dụ: không sử dụng các từ địa phương trong bài báo cáo địa lí.

- Nội dung báo cáo rõ ràng, súc tích, thông tin được trình bày một cách logic trong các phần. Phần nội dung cần phân tích, dẫn chứng, so sánh hoặc đưa ra được những nhận xét, bình luận, kết luận về vấn đề bảo cáo.

Ví dụ: cần phân tích cụ thể ý nghĩa của các điều kiện tự nhiên như đất, nước, khí hậu đối với phát triển nông nghiệp xanh của tỉnh Đồng Tháp.

- Số liệu, biểu đồ, khái niệm,... cần ghi rõ nguồn gốc, nơi trích dẫn hoặc điều tra. Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo.

Ví dụ: thông tin tham khảo trong sách thì cần ghi rõ nguồn gốc như tên sách và tên của tác giả.

- Việc đánh số hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu phải theo thứ tự hoặc gắn với tiêu mục. Tên hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ nằm phía dưới hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ, tên bảng số liệu nằm phía trên bảng. Chú thích ảnh, biểu đồ, bảng biểu được bố trí nằm phía dưới ảnh, biểu đồ và bảng biểu.

Ví dụ: tên hình ảnh sẽ ghi theo thứ tự hình 1, hình 2,… bảng cũng ghi theo số thứ tự bảng 1, bảng 2,…

Những điều cần lưu ý khi thuyết trình

- Thiết kế bài thuyết trình một cách khoa học, nội dung thuyết trình cần cô đọng, có kết cấu logic.

- Trực quan hóa bài thuyết trình bằng các hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ, video clip,... (nếu có thể, nên thiết kế bài báo cáo trên phần mềm PowerPoint với các trang trình chiếu tóm tắt ý chính và các hình ảnh, bảng biểu minh hoạ).

 

- Người thuyết trình nên quản lí tốt thời gian trình bày, sử dụng giọng nói và ngôn ngữ cơ thể linh hoạt, biểu cảm trong thuyết trình, có sự tương tác với người nghe,…

Hoạt động 2. Thực hành viết một báo cáo địa lí

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS viết được một báo cáo địa lí.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, HS lựa chọn một vấn đề nào đó thuộc lĩnh vực Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư, Địa lí kinh tế, Môi trường và phát triển bền vững trong chương trình Địa lí 10 hoặc vấn đề địa lí địa phương để viết và báo cáo trước lớp.
  3. Sản phẩm: Báo cáo địa lí.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ sau: Thực hành viết một báo cáo địa lí.

- GV hướng dẫn các nhóm thực hiện nhiệm vụ theo các bước sau:

+ Lựa chọn một vấn đề địa lí trong các lĩnh vực: Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư, Địa lí kinh tế, Môi trường và phát triển bền vững trong Chương trình Địa lí lớp 10 hoặc vấn đề địa lí của địa phương như:

·        Báo cáo tìm hiểu về một ngành kinh tế (trồng trọt, chăn nuôi, khai thác than, du lịch,...) hoặc một vấn đề trong phát triển các ngành kinh tế (vấn đề môi trường trong khai thác khoáng sản, vấn đề năng lượng tái tạo....).

·        Báo cáo tìm hiểu về một vấn đề địa lí dân cư (gia tăng dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư....).

+ Xác định mục tiêu, nội dung và xây dựng đề cương báo cáo.

+ Thu thập, chọn lọc, xử lí và hệ thống hoá thông tin.

+ Viết báo cáo theo đề cương.

+ Trình bày kết quả của báo cáo địa lí.

- GV cho HS tham khảo Danh sách một số trang web về kiến thức và số liệu Địa lí (Đính kèm bên dưới hoạt động).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng viên, vận dụng kiến thức đã học về phương pháp viết báo cáo địa lí để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV theo dõi quá trình các nhóm thực hiện nhiệm vụ, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả trước lớp.

- GV yêu cầu các nhóm khác góp ý, bổ sung, chỉnh sửa cho báo cáo địa lí của nhóm bạn theo bảng tiêu chí đánh giá (Đính kèm phía dưới hoạt động).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa báo cáo địa lí cho HS (nếu cần thiết).

- GV cho HS để báo cáo địa lí ở góc học tập, thư viện của lớp để các HS trong lớp tham khảo.

2. Thực hành viết một báo cáo địa lí

Các nhóm thực hiện và trình bày báo cáo địa lí trước lớp theo hướng dẫn của GV.

 

DANH SÁCH MỘT SỐ TRANG WEB

VỀ KIẾN THỨC VÀ SỐ LIỆU ĐỊA LÍ

STT

Nội dung

Tên website

1

Tạp chí Hội Địa lí quốc gia Hoa Kì cung cấp những kiến thức và nghiên cứu mới trong các lĩnh vực Địa lí, Khoa học, Lịch sử tự nhiên.

http://www.nationalgeographic.com/

2

Hiệp hội Địa lí Anh nơi cung cấp tài nguyên về nghiên cứu mới thuộc nhiều lĩnh vực Địa lí khác nhau.

http://www.geography.org.uk/

3

Trang web của Hiệp hội các nhà Địa lí Hoa Kì cung cấp những kiến thức và nghiên cứu mới trong các lĩnh vực Địa lí.

http://www.geography.org.uk/

4

Viện Địa lí nơi cung cấp các nghiên cứu mới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của Địa lí Việt Nam.

http://ig-vast.ac.vn/

5

Số liệu thống kê các lĩnh vực khác nhau của Địa lí, có sự cập nhật theo các năm.

http://www.gso.gov.vn

6

Số liệu thống kê về ngành du lịch Việt Nam.

http://vietnamtourism.gov.vn/

7

Số liệu thống kê về ngành thương mại ở Việt Nam.

http://www.customs.gov.vn

8

Số liệu thống kê về dân số của thế giới và các quốc gia, khu vực, có sự cập nhật theo các năm.

http://population.un.org/

9

Số liệu thống kê về ngành nông nghiệp của thế giới và các quốc gia, khu vực có sự cập nhật theo các năm.

http://www.fao.org/faostat/en/

10

Trang web số liệu thống kê về các đặc điểm địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội của các quốc gia, khu vực có sự cập nhật theo năm.

https://www.cia.gov/the-world-

factbook/

11

Ngân hàng thế giới cung cấp các số liệu về nhiều lĩnh vực, cập nhật về thế giới và các nước.

https://data.worldbank.org/

 

BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI BÁO CÁO ĐỊA LÍ

Tiêu chí

Yêu cầu

Điểm

Đánh giá của nhóm khác

Đánh giá của GV

Tên và cấu trúc báo cáo

1

Tên báo cáo thể hiện được vấn đề nghiên cứu, bao quát được đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu.

0,5

 

 

2

Đảm cấu trúc của một báo cáo địa lí.

0,5

 

 

Nội dung

3

Nguồn thông tin thu thập đáng tin cậy.

1,0

 

 

4

Xác định được ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu.

0,5

 

 

5

Trình bày đánh giá được các điều kiện, tiềm năng phát triển hiện tượng/ quá trình địa lí tự nhiên hoặc kinh tế, xã hội.

1,0

 

 

6

Phân tích và giải thích được tình hình phát triển của hiện tượng/ quá trình địa lí tự nhiên hoặc kinh tế, xã hội.

1,0

 

 

7

Đề xuất được giải pháp phù hợp với vấn đề nghiên cứu

1,0

 

 

Hình thức

8

Sử dụng ngôn ngữ khoa học, ngắn gọn, dễ hiểu.

1,0

 

 

9

Trình bày đúng quy cách cho hình ảnh, biểu đồ, bảng số liệu,…

0,5

 

 

10

Cách sắp xếp thông tin lo-gic và hợp lí.

0,5

 

 

11

Phông chữ, màu chữ, cỡ chữ hợp lí.

0,5

 

 

12

Hiệu ứng hình ảnh dễ nhìn, dễ đọc.

0,5

 

 

Trình bày bài báo cáo

13

Giọng nói rõ ràng, âm lượng vừa phải, đủ nghe.

0,5

 

 

 

14

Tương tác với người nghe.

0,5

 

 

 

15

Phân bố thời gian hợp lí.

0,5

 

 

 

BÀI THAM KHẢO BÁO CÁO ĐỊA LÍ

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Địa lí 10 Cánh diều CĐ 3: Phương pháp viết báo cáo địa lí (P2)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Địa lí 10 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập KTPL 10 Cánh diều CĐ 3: Phương pháp viết báo cáo địa, soạn giáo án chuyên đề Địa lí 10 cánh diều CĐ 3: Phương pháp viết báo cáo địa


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay