Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Địa lí 10 KNTT CĐ 2 Phần 4: Tác động của đô thị ở các nước đang phát triển

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Địa lí 10 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 2 Phần 4: Tác động của đô thị ở các nước đang phát triển. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Hoạt động 4: Tác động của đô thị hóa

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Phân tích được tác động tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hoá đến kinh tế, xã hội và môi trường ở các nước đang phát triển.

- Liên hệ được tác động của đô thị hoá với thực tế ở Việt Nam.

  1. Nội dung: Dựa vào thông tin, hãy:

- Phân tích tác động của đô thị hoá đến kinh tế, xã hội, môi trường ở các nước đang phát triển.

- Nêu tác động của đô thị hoá đối với nước ta.

  1. Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở tác động của đô thị hóa.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục IV, kết hợp quan sát Hình 9, 10 SGK tr.25-27, thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

+ Nhóm 1: Tác động đến kinh tế.

+ Nhóm 2: Tác động đến dân cư, xã hội.

+ Nhóm 3: Tác động đến môi trường.

+ Nhóm 4: Tác động của đô thị hoá ở Việt Nam và giải pháp hạn chế tác động tiêu cực.

- GV trình chiếu thêm cho HS quan sát hình ảnh về tác động của đô thị hóa:

+ Tác động tiêu cực:

+ Tác động tích cực:

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, dựa vào dữ liệu, thông tin mục IV SGK, kết hợp quan sát một số hình ảnh, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ.

- GV theo dõi quá trình thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận về tác động của đô thị hóa lần lượt theo các nội dung sau:

+ Tác động đến kinh tế.

+ Tác động đến dân cư, xã hội.

+ Tác động đến môi trường.

+ Tác động của đô thị hoá ở Việt Nam và giải pháp hạn chế tác động tiêu cực.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về tác động của đô thị hóa.

4. Tác động của đô thị hóa

Đính kèm 02 bảng phía dưới hoạt động 4.

 

Yếu tố

Tác động tích cực

Tác động tiêu cực

 

 

 

 

 

 

 

Kinh tế

- Đô thị hoá kéo theo sự chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang các khu vực công nghiệp và dịch vụ, từ đó thay đổi cơ cấu của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Năng suất lao động ở các khu vực công nghiệp, dịch vụ cao hơn ở khu vực nông nghiệp sẽ giúp cho thu nhập của lao động ở các khu vực phi nông nghiệp cao hơn ở khu vực nông nghiệp.

- Các đô thị là thị trường tiêu thụ lượng hàng hoá lớn và đa dạng.

- Các đô thị cũng là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

- Sự phát triển đô thị dẫn tới sự phát triển hạ tầng đô thị.

- Quá tải về cơ sở hạ tầng kĩ thuật (giao thông, cấp điện, cấp nước,...) và hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục, vui chơi giải trí,...) ở đô

thị do số dân đô thị tăng nhanh.

- Tăng sự chênh lệch trong phát triển kinh tế giữa thành thị và nông thôn.

 

 

 

 

Dân cư, xã hội

- Đô thị hoá tạo ra nhiều việc làm mới cho dân cư, trên cơ sở đó làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi cơ cấu dân số (theo lao động, theo nghề nghiệp, theo trình độ,...), tạo nên sự chuyển biến sâu rộng trong đời sống xã hội. Nâng cao thu nhập cho người lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.

- Đô thị hoá giúp phổ biến lối sống thành thị. Đó là lối sống với phong cách làm việc công nghiệp (khẩn trương, đúng giờ, năng suất,...), tôn trọng pháp luật (trong cách ứng xử, trong giao thông, trong công việc,...),... Những mặt tích cực của lối sống thành thị được lan toả, người dân tiếp cận với phong cách sống và thiết bị sống hiện đại,...

- Đô thị hoá làm chậm tốc độ tăng tự nhiên của dân số, giúp cơ cấu dân số ổn định hơn, chất lượng dân cư cao hơn.

- Lao động và việc làm là những

vấn đề nan giải trong quá trình đô

thị hoá. Ở đô thị, nhiều người lao

động không được đào tạo chuyên

môn nghiệp vụ, không đáp ứng được nhu cầu công việc và không

tìm được việc làm, dẫn tới tình trạng thất nghiệp, gây nhiều hệ lụy. Trong khi đó, nhiều vùng nông thôn thiếu lao động, đặc biệt là lao động trẻ.

- Ảnh hưởng đến nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp ở nông thôn.

- Nhà ở là vấn đề lớn đối với đô thị. Chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn.

 

 

 

 

Môi trường

Đô thị hoá gắn liền với việc mở rộng và

phát triển không gian đô thị, hình thành môi trường đô thị. Đó là môi trường gồm các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học - kĩ thuật,... tạo động lực phát triển quốc gia, lãnh thổ và nâng cao mức sống nhân dân.

- Phát triển đô thị, mở rộng đô thị, thay đổi mục đích sử dụng đất khiến môi trường thay đổi, một số hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp bị mất đi, thay vào đó là các cảnh quan nhân tạo, các công trình hạ tầng đô thị.

- Đô thị góp phần tăng hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu, đe dọa sự phát triển bền vững.

       

 

Tác động của đô thị hóa ở Việt Nam

Tác động tích cực

Tác động tiêu cực

Một số giải pháp hạn chế tiêu cực

- Đô thị hoá dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá, tạo động lực cho phát triển kinh tế. Khu vực đô thị ngày càng đóng góp tỉ lệ lớn trong tổng

GDP cả nước.

- Phát triển đô thị góp phần quan trọng vào việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Đô thị hoá đi liền với phát triển công nghiệp và dịch vụ đã tạo ra lượng việc làm lớn,

tăng thu nhập cho người lao động.

- Không gian đô thị mở rộng kéo theo cơ sở hạ tầng có quy mô ngày càng lớn, chất

lượng hạ tầng dần được cải thiện.

- Lối sống đô thị lan toả và phát huy nhiều mặt tích cực trong đời sống xã hội, nhất

là ở nông thôn.

- Số dân đô thị tăng nhanh trong khi cơ sở hạ tầng đô thị phát triển không theo kịp đã dẫn tới những hệ lụy: ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông đô thị, tạo sức ép lên việc làm và an sinh xã hội,...

- Nhiều mặt tiêu cực của lối sống đô thị cũng lan về nông thôn, phá vỡ nhiều nét đẹp lâu đời của làng quê.

- Chênh lệch mức sống trong dân cư ngày càng lớn, ảnh hưởng tới trật tự xã hội,...

- Đô thị hoá cần gắn liền với quá trình phát triển công nghiệp, dịch vụ.

- Phân bố và quy hoạch đô thị phù hợp với vị trí địa lí ở các vùng và điều kiện sinh thái tự nhiên.

- Cần có chiến lược, lộ trình quy hoạch đô thị đồng bộ. Đầu tư hoàn thiện và phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông đường bộ thuận tiện, không ách tắc

và ít gây ô nhiễm môi trường.

- Ưu tiên phát triển giao thông công cộng, đặc biệt là các phương tiện giao thông công cộng hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường.

- Phát triển kinh tế ở nông thôn.

- Phát triển đô thị xanh và đô thị thông minh.

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Địa lí 10 KNTT CĐ 2 Phần 4: Tác động của đô thị ở các nước đang phát triển

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Địa lí 10 KNTT, giáo án chuyên đề học tập KTPL 10 kết nối  CĐ 2 Phần 4: Tác động của đô, soạn giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức CĐ 2 Phần 4: Tác động của đô


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay