Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 11 bộ sách mới chân trời sáng tạo CĐ 1 Hoạt động 1: Nghệ thuật thời Lý. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau chuyên đề này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ô chữ bí mật”, HS vận dụng các kiến thức đã học về Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam để giải các ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề.
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh Điện Thái Hòa trong Đại Nội Huế (Thừa Thiên Huế), dẫn dắt và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Việt Nam còn có những thành tựu tiêu biểu nào khác về kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật, âm nhạc? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về một trong các thành tựu đó.
- Ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề.
- HS trình bày hiểu biết về một trong các thành tựu tiêu biểu về kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật, âm nhạc truyền thống Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV.
d.Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Ô chữ bí mật
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ô chữ bí mật”.
- GV phổ biến luật chơi cho HS: HS có quyền chọn bất kì ô chữ nào để giải đố.
- GV lần lượt đọc các ô chữ:
+ Ô chữ số 1 ( 8 chữ cái): Tên một loại hình nghệ thuật đi cùng với kiến trúc, tô điểm cho kiến trúc.
+ Ô chữ số 2 (10 chữ cái): Kiến trúc Phật giáo tiêu biểu nổi tiếng thời Lý.
+ Ô chữ số 3 (8 chữ cái): Tôn giáo ảnh hưởng sâu đậm đến nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lý - Trần.
+ Ô chữ số 4 (7 chữ cái): Tên ngôi tháp nổi tiếng được xây dựng vào thời Trần.
+ Ô chữ chủ đề: 9 chữ cái.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
HS tham gia trò chơi, giải đáp các ô chữ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
GV mời đại diện HS xung phong giải các ô chữ hàng ngang, ô chữ chủ đề.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
1 |
|
Đ |
I |
E |
U |
K |
H |
A |
C |
|
2 |
C |
H |
U |
A |
M |
O |
T |
C |
0 |
T |
3 |
|
P |
H |
A |
T |
G |
I |
A |
O |
|
4 |
|
|
P |
H |
O |
M |
I |
N |
H |
|
Ô CHỮ CHỦ ĐỀ: NGHỆ THUẬT
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Ai hiểu biết hơn
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh Điện Thái Hòa trong Đại Nội Huế (Thừa Thiên Huế)và dẫn dắt: Hình dưới đây là một trong những thành tựu tiêu biểu về kiến trúc và điêu khắc truyền thống Việt Nam. Trải qua các thời kì từ Lý, Trần đến Nguyễn, Việt Nam còn có rất nhiều những thành tựu tiêu biểu khác về kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật và âm nhạc.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi:
+ Việt Nam còn có những thành tựu tiêu biểu nào khác về kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật, âm nhạc?
+ Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về một trong các thành tựu đó.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày hiểu biết trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS và nêu ví dụ:
CHÙA MỘT CỘT – HÀ NỘI
+ Chùa Một Cột còn có các tên gọi khác là Diên Hựu Tự hay Liên Hoa Đài. Chùa được xây dựng vào năm 1049, dưới thời vua Lý Thái Tông. Theo truyền thuyết, vua Lý Thái Tông mơ thấy Phật Bà Quan Âm đang toạ trên đài sen toả ánh hào quang và mời nhà vua lên đài sen. Tỉnh giấc, nhà vua kể với bề tôi. Nhà sư Thiện Tuệ khuyên vua nên dựng chùa trên trụ đá như trong giấc mơ, làm toà sen để Phật Bà ngự ở trên.
+ Dưới thời Lý, chùa toạ lạc trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, ở phía tây Hoàng thành Thăng Long. Ngày nay, chùa nằm tại công viên phía sau phố Ông Ích Khiêm, ngay cạnh quần thể di tích Quảng trường Ba Đình - Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
+ Chùa Một Cột đã được phục dựng, trùng tu nhiều lần qua các thời Trần, Hậu Lê, Nguyễn. Đến năm 1954, trước khi quân Pháp rút khỏi Hà Nội đã đặt thuốc nổ phá chùa. Năm 1955, Bộ Văn hoá cho dựng lại theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng nhưng quy mô chỉ gói gọn trong một ngôi chùa nhỏ.
https://www.youtube.com/watch?v=tYXe1AnQQxk
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nghệ thuật truyền thống Việt Nam rất đa dạng, đã có hàng nghìn năm lịch sử là một bộ phận của văn hoá Việt Nam, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vậy lịch sử truyền thống Việt Nam qua các triều đại có sự phát triển, khác biệt như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong chuyên đề này – Chuyên đề 1 – Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam.
- Nêu nhận xét về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lý.
- Nét đặc trưng của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lý là gì?
- Tại sao nói nghệ thuật thời Lý có sự tiếp thu chọn lọc những yếu tố văn hóa từ Trung Hoa, Ấn Độ và Chăm-pa.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ). - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: + Nhóm 1, 3: Khai thác Hình 1, 2, mục Em có biết, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi: Nêu nét đặc trưng và nhận xét về nghệ thuật kiến trúc thời Lý. + Nhóm 2, 4: Khai thác Hình 1.3 – 1.6, mục Em có biết, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi: Nêu nét đặc trưng và nhận xét về nghệ thuật điêu khắc thời Lý. - GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh, video về kiến trúc, điêu khắc thời Lý (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1). - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và cho biết: Tại sao nói nghệ thuật thời Lý có sự tiếp thu chọn lọc những yếu tố văn hóa từ Trung Hoa, Ấn Độ và Chăm-pa? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm đã được phân công, khai thác hình ảnh, tư liệu trong mục và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt nêu nét đặc trưng, nhận xét về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Lý. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Nghệ thuật thời Lý có sự tiếp thu chọn lọc những yếu tố văn hóa từ Trung Hoa, Ấn Độ và Chăm-pa vì: + Dấu ấn văn hóa của Trung Hoa, Ấn Độ, Chăm-pa thể hiện rất rõ trên các hiện vật về kiến trúc và điêu khắc của thời Lý, từ mô hình cho đến các chủ đề và họa tiết trang trí. + Tuy nhiên, các nghệ nhân thời Lý không rập khuôn theo kiến trúc và điêu khắc bên ngoài mà có sự sáng tạo, kết hợp giữa văn hóa dân tộc với các yếu tố nghệ thuật ngoại lai. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Thành tựu điêu khắc và kiến trúc thời Lý là: + Sự kết hợp giữa các yếu tố: điều kiện tự nhiên, xã hội với tôn giáo đương thời; sự kế thừa nghệ thuật truyền thống của người Việt và sự tiếp thu những yếu tố văn hóa bên ngoài (Ấn Độ, Trung Hoa,…). + Phản ánh đời sống vật chất và tinh thần phong phú của cư dân Đại Việt. (Sơ đồ tư suy tham khảo đính kèm phía dưới Hoạt động 1). - GV chuyển sang nội dung mới. |
1. NGHỆ THUẬT THỜI LÝ a. Kiến trúc - Đặc điểm: Phong phú về loại hình, quy hoạch thống nhất, cân xứng và trang trí rất tinh xảo, hài hòa giữa các chất liệu (gỗ, gạch đá, đất nung). - Tư tưởng chủ đạo của kiến trúc: thể hiện tinh thần độc lập, tự tôn dân tộc với mong muốn sánh ngang hàng với các triều đại Trung Hoa. - Nhiều quần thể chùa – tháp lớn được xây dựng. + Đặc điểm: tháp thường có nhiều tầng, nền giật cấp, cao dần lên đỉnh, tạo nét uy nghiêm. + Công trình kiến trúc tiêu biểu: chùa Một Cột (Hà Nội), chùa Phật Tích, chùa Dạm (Bắc Ninh), tháp Báo Thiên (Hà Nội),… b. Điêu khắc - Điêu khắc chủ yếu trên chất liệu đá, gốm và gỗ. - Thiên nhiên (mây, nước, hoa sen, hoa cúc,…) là nguồn cảm hứng trong sáng tác nghệ thuật. + Hình tượng rồng uốn lượn, mềm mại, sống động, tượng trưng cho nguồn nước, thể hiện niềm mơ ước của cư dân trồng lúa.
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
HÌNH ẢNH, VIDEO MINH HỌA NGHỆ THUẬT THỜI LÝ Dấu tích kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long https://www.youtube.com/watch?v=zWVfC4ZraO0
SƠ ĐỒ TƯ DUY NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC, ĐIÊU KHẮC THỜI TRẦN |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 CTST, Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 11 Chân trời CĐ 1 Hoạt động 1: Nghệ thuật thời, soạn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 chân trời CĐ 1 Hoạt động 1: Nghệ thuật thời