Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 CTST CĐ 2 Hoạt động 2. Chiến tranh và hòa bình từ sau năm 1945 đến nay

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 11 bộ sách mới chân trời sáng tạo CĐ 2 Hoạt động 2. Chiến tranh và hòa bình từ sau năm 1945 đến nay. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

HOẠT ĐỘNG 2: CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN NAY

Hoạt động 2.1. Chiến tranh lạnh (1947 – 1989)

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh.

- Trình bày được những đặc điểm của cuộc Chiến tranh lạnh.

- Phân tích được những hậu quả của cuộc Chiến tranh lạnh đối với thế giới.

- Trình bày được những sự kiện dẫn đến sự kết thúc của Chiến tranh lạnh.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, khai thác Hình 2.12 – 2.14, mục Em có biết, thông tin mục 2a SGK tr.29 – 32 và trả lời câu hỏi :

- Nêu nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh.

- Trình bày những đặc điểm của cuộc Chiến tranh lạnh.

- Phân tích hững hậu quả của cuộc Chiến tranh lạnh đối với thế giới.

- Trình bày những sự kiện dẫn đến sự kết thúc của Chiến tranh lạnh.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về Chiến tranh lạnh (1947 – 1989) và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nguyên nhân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác mục Em có biết, thông tin mục 2a – Nguyên nhân SGK tr.29 và trả lời câu hỏi: Nêu nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh.

- GV hướng dẫn các nhóm tìm những từ khóa nói về nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh: hệ tư tưởng đối lập nhau sâu sắc, tranh giành quyền lãnh đạo thế giới, đối đầu, ngăn chặn,…

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh (1947 – 1989) (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu những nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Chiến tranh lạnh là tình trạng đối đầu căng thẳng về tư tưởng, chính trị, quân sự, kinh tế,…. Giữa hai cực do Mỹ - Liên Xô đứng đầu trong những năm 1947 – 1989. Tình trạng này xuất phát từ nguyên nhân cơ bản là sự đối lập sâu sắc về hệ tư tưởng, về quyền lực giữa Mỹ và Liên Xô trong trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- GV mở rộng: Thuật ngữ lạnh được sử dụng vì không có sự chiến đấu trực tiếp diện rộng giữa hai siêu cường, nhưng họ đã ủng hộ những nước đồng minh đang có xung đột nhằm gia tăng vị thế chính trị, nó được gọi là những cuộc chiến tranh ủy nhiệm.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2. Chiến tranh và hòa bình từ sau năm 1945 đến nay

a. Chiến tranh lạnh

Nguyên nhân

- Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1945): Mỹ, Liên Xô trở thành hai siêu cường: + Hệ tư tưởng đối lập nhau sâu sắc.

+ Cạnh tranh để mở rộng ảnh hưởng trên phạm vi thế giới.

- Liên Xô:

+ Giúp đỡ các nước Đông Âu nhanh chóng phục hồi sau chiến tranh.

+ Hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.

+ Đẩy mạnh phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật và quốc phòng tạo thế cân bằng với các nước Tây Âu.

- Nước Mỹ:

+ Vươn lên thành nước tư bản chủ nghĩa lớn mạnh nhất.

+ Ra sức ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô và sự phát triển của các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

 Cuộc đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô đã tạo nên Chiến tranh lạnh (1947 – 1989).

HÌNH ẢNH VỀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH LẠNH

(1947 – 1989)

Ngoại trưởng Mỹ George Marshall

Mỹ đưa ra kế hoạch phục hưng Châu Âu (kế hoạch Mác-san)

Quốc kì Hội đồng

Tương trợ kinh tế (SEV) năm 1949

Lo go Hội đồng Tương trợ kinh tế

(SEV) năm 1949

Liên Xô và và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV)

 

   
   

Mỹ thành lập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tháng 4/1949

   

Thành viên Liên Xô và các nước Đông Âu kí kết

Hiệp ước Vác-xa-va (tháng 5/1955)

c

Tem của Liên Xô kỷ niệm 20 năm thành lập Hiệp ước Vác-xa-va (năm 1975)

Dinh Tổng thống tại Vác-xa-va, Ba Lan, nơi Hiệp ước Vác-xa-va được thành lập và ký kết vào ngày 14/5/1955

Sự đối đầu giữa NATO và Khối Vác-xa-va

Nhiệm vụ 2: Đặc điểm

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt và trình chiếu hình ảnh: So với Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), Chiến tranh lạnh có nhiều nét khác biệt.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm), khai thác mục Em có biết, thông tin mục 2a – Đặc điểm SGK tr.30 và trả lời câu hỏi: Trình bày những đặc điểm của cuộc Chiến tranh lạnh.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu những đặc điểm của Chiến tranh lạnh.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

- GV mở rộng, cho HS tham khảo thêm sơ đồ tư duy về đặc điểm chiến tranh lạnh (đính kèm phía dưới nhiệm vụ 2).

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Đặc điểm

- Là cuộc chiến tranh không tiếng súng: Liên Xô, Mỹ trong trạng thái đối đầu nhưng không nổ ra xung đột trực tiếp.

→ Đặt thế giới trong tình trạng căng thẳng (phát triển các liên minh quân sự, chạy đua vũ trang).

- Không xảy ra cuộc “chiến tranh nóng” trực tiếp nào giữa hai cường quốc cũng như hai khối tư bản chủ nghĩa và xã  hội chủ nghĩa.

- Một số cuộc kháng chiến cục bộ và xung đột quân sự diễn ra.

Tình trạng “nóng” ở nhiều khu vực trên thế giới.

SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐẶC ĐIỂM CỦA CHIẾN TRANH LẠNH

Nhiệm vụ 3: Hậu quả

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ).

- GV giao nhiệm cụ thể cho các nhóm như sau: Khai thác Hình 2.12, thông tin mục 2a – Hậu quả SGK tr.30, 31 và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1, 3: Phân tích những hậu quả của Chiến tranh lạnh với thế giới.

+ Nhóm 2, 4: Phân tích những hậu quả của Chiến tranh lạnh với Việt Nam.

- GV cung cấp cho HS một số hình ảnh về hậu quả của Chiến tranh lạnh:

Một đầu đạn hạt nhân nặng 63 ki-lo-ton phát nổ dưới nước do Mỹ thực hiện tại đảo san hô Bikini

vào tháng 7/1946

Chiến tranh lạnh khiến cho hàng triệu người chết

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Chiến tranh lạnh để lại những hậu quả to lớn, lâu dài cho thế giới nói chung.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Hậu quả

- Đối với thế giới:

+ Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, luôn đối mặt với nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh hạt nhân giữa hai siêu cường.

+ Tác động mạnh mẽ và toàn diện đến tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của thế giới.

+ Thế giới đối diện với xung đột, chia rẽ ở các khu vực và ở từng quốc gia.

- Đối với Việt Nam:

+ Tác động trực tiếp đến công cuộc đâu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam trong thế kỉ XX.

+ Thúc đẩy việc quốc tế hoá các cuộc xung đột ở Đông Dương và Việt Nam, làm cho quy mô chiến tranh mở rộng, thời gian kéo dài và tính chất phức tạp.

+ Nhân dân Việt Nam phải chịu nhiêu hi sinh và tốn thất trong cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

+ Sau năm 1975, Chiến tranh lạnh gây ra nhiều khó khăn cho Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế -xã hội, đặc biệt là hậu quả từ chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ.

Nhiệm vụ 4: Kết thúc Chiến tranh lạnh – Nguyên nhân và tác động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Tháng 12/1989, trong cuộc gặp gỡi không chính thức tại đảo Man-ta (Địa Trung Hải), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M.Gooc-ba-chốp và Tổng thống Mỹ G.Bu-sơ chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. Trên thực tế, Chiến tranh lạnh thực sự kết thúc sau khi Liên Xô tan rã, Trật tự hai cực I-ian-ta sụp đổ.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 2.13, thông tin trong mục 2a – Kết thúc Chiến tranh lạnh - nguyên nhân và tác động SGK tr.31và cho biết: Nêu những sự kiện dẫn đến sự kết thúc Chiến tranh lạnh.

- GV tiếp tục cho HS thảo luận theo nhóm, (4-6 HS/nhóm), khai thác Hình 2.14, mục Em có biết, thông tin trong mục 2a – Kết thúc Chiến tranh lạnh - nguyên nhân và tác động SGK tr.31 và cho biết:

+ Nêu những tác động của Chiến tranh lạnh đối với thế giới.

+ Nêu những tác động của Chiến tranh lạnh đối với Việt Nam.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS nêu nguyên nhân kết thúc và tác động của Chiến tranh lạnh.

- GV yêu cầu các HS khác lắng, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Kết thúc Chiến tranh lạnh – Nguyên nhân và tác động

- Nguyên nhân:

+ Mỹ và Liên Xô phải đầu tư nhiều khoản kinh phí lớn, tốn kém cho cuộc chạy đua vũ trang, cạnh tranh chiến lược ở các khu vực.

Suy giảm thực thực lực so với các cường quốc khác.

Mỹ, Liên Xô tập trung phát triển đất nước, củng cố vị thế.

+ Nhật Bản, Tây Âu vươn lên, trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt với Mỹ.

+ Xu thế “hòa dịu” Đông – Tây xuất hiện (Mỹ và Liên Xô) kí kết thỏa thuận hợp tác về hạn chế vũ khí hạt nhân.

+ Những sai lầm trong quá trình tiến hành công cuộc cải tổ của Liên Xô.

Khủng hoảng, không thể tiếp tục cạnh tranh với Mỹ.

- Tác động:

+ Đối với thế giới:

·      Tương quan lực lượng có lợi cho Mỹ và các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây.

·      Mở ra cơ hội, điều kiện giải quyết hòa bình các tranh chấp, xung đột, chia cắt ở nhiều khu vực trên thế giới.

·      Mở ra quá trình hòa bình, hợp tác, phát triển ở các khu vực.

·      Biến động lớn về địa chính trị ở Đông Âu và nhiều khu vực trên thế giới; bất ổn trong quan hệ quốc tế; xung đột dân tộc, tôn giáo, nội chiến;…

+ Đối với Việt Nam:

·      Tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới trên cơ sở kết hợp “sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại”.

·      Mở ra cơ hội tham gia giải quyết vấn đề hòa bình ở Cam-pu-chia.

·      Bình thường hóa quan hệ với các nước lớn, gia nhập tổ chức ASEAN, đẩy mạnh quá trình hội nhập khu vực và thế giới. 

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 CTST CĐ 2 Hoạt động 2. Chiến tranh và hòa bình từ sau năm 1945 đến nay

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 CTST, Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 11 Chân trời CĐ 2 Hoạt động 2. Chiến tranh và, soạn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 chân trời CĐ 2 Hoạt động 2. Chiến tranh và

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Lịch sử 11 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay