Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Vật lí 11 CTST CĐ 1 Bài 4: Thế năng hấp dẫn. Thế hấp dẫn (P2)

Tải về bản chuẩn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Vật lí 11 bộ sách mới chân trời sáng tạo CĐ 1 Bài 4: Thế năng hấp dẫn. Thế hấp dẫn (P2). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

 

Hoạt động 3. Tìm hiểu về chuyển động trong trường hấp dẫn của Trái Đất

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này:

+ HS rút ra được công thức tính tốc độ vũ trụ cấp I của vệ tinh trên quỹ đạo Trái Đ

+ HS giải thích được sơ lược chuyển động của vệ tinh địa tĩnh.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động theo SCĐ, làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi để rút ra công thức tính tốc độ vũ trụ cấp I và nêu được các đặc điểm của vệ tinh địa tĩnh.
  2. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi, thông qua đó nêu được chuyển động của vệ tinh gần bề mặt Trái Đất và đặc điểm vệ tinh địa tĩnh.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Chuyển động của vệ tinh gần bề mặt Trái Đất

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV chiếu hình ảnh chuyển động của một vật trong trường hấp dẫn của Trái Đất khi được ném với tốc độ ban đầu: a) nhỏ; b) đủ lớn (hình 4.5) cho HS quan sát.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 – 5 HS, nghiên cứu SCĐ và trả lời nội dung Thảo luận (SCĐ – tr25)

6. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy xây dựng công thức (4.5).

7. Xác định tốc độ quay quanh Trái Đất của vệ tinh Vinasat-1 ở độ cao 35786 km so với bề mặt Trái Đất.

- Sau khi HS trả lời, GV rút ra công thức tính tốc độ vũ trụ cấp I đối với Trái Đất.

- Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời nội dung Luyện tập (SCĐ – tr27)

Xác định tốc độ vũ trụ cấp I đối với Hỏa tinh, biết khối lượng và bán kính trung bình của Hỏa tinh lần lượt là 6,42.1023 kg và 3,38.106 m.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SCĐ, làm việc theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

*Thảo luận 6 (SCĐ – tr27)

Lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên các vệ tinh đang chuyển động trên quỹ đạo tròn quanh Trái Đất đóng vai trò lực hướng tâm, do đó:

Suy ra:

*Thảo luận 7 (SCĐ – tr27)

Tốc độ vệ tinh Vinasat-1 ở độ cao h = 35786 km so với bề mặt Trái Đất là:

*Luyện tập (SCĐ – tr27)

Tốc độ vũ trụ cấp I đối với Hỏa tinh:

- GV mời các nhóm còn lại nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết lại kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

III. CHUYỂN ĐỘNG TRONG TRƯỜNG HẤP DẪN CỦA TRÁI ĐẤT

1. Chuyển động của vệ tinh gần bề mặt Trái Đất

- Do lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên vật đóng vai trò là lực hướng tâm nên tốc độ cần thiết để vật có thể trở thành vệ tinh và chuyển động tròn quanh Trái Đất trên quỹ đạo cách tâm Trái Đất một khoảng r là:

- Ta có tốc độ tối thiểu để vật trở thành vệ tinh nhân tạo bay quanh Trái Đất, còn được gọi là tốc độ vũ trụ cấp I đối với Trái Đất, bằng

 

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu vệ tinh địa tĩnh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu hình ảnh vệ tinh địa tĩnh (hình 4.6) cho HS quan sát và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SCĐ và trả lời các câu hỏi sau:

+ Hãy nêu các đặc điểm của vệ tinh địa tĩnh.

+ Thảo luận 8 (SCĐ – tr25): Tìm hiểu tại sao vệ tinh địa tĩnh phải ở độ cao khoảng 36 000 km so với mặt đất.

+ Vệ tinh địa tĩnh được sử dụng trong các lĩnh vực nào?

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về nội dung vệ tinh địa tĩnh.

- Để củng cố kiến thức đã học, GV yêu cầu HS trả lời nội dung Luyện tập (SCĐ – tr26)

Xác định độ cao của một vệ tinh địa tĩnh so với bề mặt Trái Đất. Biết bán kính Trái Đất ở Xích đạo khoảng 6378 km.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SCĐ, làm việc theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

*Thảo luận 8 (SCĐ – tr25)

Ta có tốc độ cần thiết để một vật có thể trở thành vệ tinh nhân tạo của Trái Đất là:

=>

Độ cao của vệ tinh so với bề mặt Trái Đất là: h = r - R = 42227 – 6378 = 35849 km.

*Luyện tập (SCĐ – tr24)

Vệ tinh địa tĩnh có chu kì quay bằng với chu kì tự quay của Trái Đất, tức là nó có chu kì chuyển động tròn quanh Trái Đất là T = 24 h = 86400 s.

Tốc độ góc:

Mà:

=>  =>

Thay số vào, ta được h = 3,6.107m.

- GV mời các nhóm còn lại nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết lại kiến thức và chuyển sang nội dung luyện tập.

2.  Vệ tinh địa tĩnh

- Vệ tinh địa tĩnh có các đặc điểm sau:

+ Đứng yên so với một người quan sát trên mặt đất.

+ Chuyển động cùng chiều với chiều quay của Trái Đất xung quanh trục của nó.

+ Có cùng chu kì quay với chu kì tự quay xung quanh trục của Trái Đất.

+ Có quỹ đạo tròn nằm trong mặt phẳng xích đạo của Trái Đất.

+ Ở độ cao vào khoảng h = 36000 km so với mặt đất.

- Vệ tinh địa tĩnh được sử dụng nhiều trong lĩnh vực viễn thông, dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai, nguy cơ cháy rừng, tuyết lở,…

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và tự luận.
  3. Nội dung: GV trình chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
  4. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được các đáp án đúng.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm:

Khoanh tròn vào đáp án đúng:

Câu 1: Thế hấp dẫn gây bởi quả cầu đồng chất có khối lượng M tại điểm cách tâm một khoảng r là:

Câu 2: Đối với vật quay quanh một hành tinh, lực nào đóng vai trò là lực hướng tâm giữ vật đó trên quỹ đạo?

  1. Lực li tâm.
  2. Lực ma sát.
  3. Lực hấp dẫn.
  4. Lực kéo.

Câu 3: Tốc độ vũ trụ cấp I của Trái Đất có giá trị bằng bao nhiêu?

  1. 7,9 km/s.
  2. 7,9 km/h.
  3. 7,9 m/s.
  4. 0,79 km/s.

Câu 4: Tốc độ vũ trụ cấp I của Mặt Trăng là bao nhiêu? Biết khối lượng và bán kính của Mặt Trăng lần lượt là MMT = 7,37.1022 kg và RMT = 1737 km.

  1. 53,2 m/s.
  2. 53,2 km/s.
  3. 1,7 km/s.
  4. 1,7 m/s.

Câu 5: Các vệ tinh địa tĩnh quay với chu kì bằng bao nhiêu?

  1. 30 ngày.
  2. 60 phút.
  3. 365 ngày.
  4. 24 giờ.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời nội dung Bài tập (SCĐ – tr27)

Câu 1 (SCĐ – tr27): Mộc tinh có đường kính khoảng 142 984 km và có khối lượng khoảng 1,8986.1027 kg. Xét một hòn đá có khối lượng 200 kg ở rất xa Mộc Tinh. Dưới tác dụng của trường hấp dẫn của Mộc Tinh, hòn đá bắt đầu bị hút và chạm vào bề mặt của Mộc Tinh.

  1. a) Xác định độ biến thiên thế hấp dẫn giữa vị trí đầu và cuối của hòn đá.
  2. b) Xác định độ biến thiên thế năng hấp dẫn của hòn đá.
  3. c) Xác định tốc độ của hòn đá khi chạm vào bề mặt của Mộc Tinh, coi ban đầu hòn đá đứng yên so với Mộc Tinh.

Câu 2 (SCĐ – tr27): Xác định tốc độ vũ trụ cấp I đối với Mặt Trăng, biết khối lượng và bán kính trung bình của Mặt Trăng lần lượt là 7,35.1022 kg và 1737 km. Tại sao tốc độ này lại nhỏ hơn nhiều so với tốc độ vũ trụ cấp I đối với Trái Đất?

Câu 3 (SCĐ – tr27): Tìm hiểu và trình bày ngắn gọn những ứng dụng của vệ tinh địa tĩnh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, nhớ lại kiến thức đã học, tìm đáp án đúng.

Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS lần lượt đưa ra đáp án cho các bài tập:

1 - D

2 - C

3 - A

4 - C

5 - D

Câu 1 (SCĐ – tr27)

  1. a) Độ biến thiên thế hấp dẫn khi hòn đá có khối lượng m dịch chuyển từ rất xa đến sát bề mặt Mộc Tinh là:
  2. b) Độ biến thiên thế năng hấp dẫn của hòn đá là:

ΔWthd = mΔø = 200.177,13.107 ≈ 3,54.1011 J

  1. c) Tốc độ của hòn đá khi chạm vào bề mặt của Mộc tinh là:

Câu 2 (SCĐ – tr27)

Tốc độ vũ trụ cấp I đối với Mặt Trăng:

Tốc độ này nhỏ hơn nhiều so với tốc độ vũ trụ cấp I đối với Trái Đất vì Mặt Trăng có bán kính và khối lượng nhỏ hơn so với bán kính và khối lượng của Trái Đất.

Câu 3 (SCĐ – tr27)

Một số ứng dụng của vệ tinh địa tĩnh như: hệ thống định vị toàn cầu GPS; thông tin liên lạc, điện thoại vệ tinh; dự báo thời tiết; truyền hình, internet vệ tinh; quân sự; cảnh báo cháy rừng,...

Bước 4: GV đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải một số bài tập vận dụng liên quan.
  3. Nội dung: GV chiếu câu hỏi, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời.
  4. Sản phẩm học tập: HS vận dụng kiến thức về thế năng hấp dẫn và thế hấp dẫn để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoàn thành nội dung phần Vận dụng (SCĐ – tr26)

Tìm hiểu và trình bày ngắn gọn những hiểu biết của em về hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GPS) đang bay xung quanh Trái Đất (hình 4.7)

- GV yêu cầu HS đọc nội dung Mở rộng (SCĐ – tr26) để tìm hiểu về tốc độ vũ trụ cấp II.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, nhớ lại kiến thức đã học, tìm đáp án đúng.

Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra đáp án cho bài tập phần Vận dụng (SCĐ – tr26)

Hệ thống định vị toàn cầu (GPS – Global Position System) là hệ thống xác định vị trí dựa trên vệ tinh, bau đầu được phát triển cho mục đích quân sự của Hoa Kỳ. GPS gồm hơn 24 vệ tinh hoạt động liên tục để truyền thông tin liên lạc trên toàn cầu. Các vệ tinh này chuyển động trên quỹ đạo tròn quanh Trái Đất ở độ cao 20 200 m (so với mặt đất) với chu kì 12 giờ. Với máy thu GPS, ta có thể xác định nhanh chóng và chính xác vĩ độ, kinh độ và trong hầu hết các trường hợp là độ cao của một điểm trên bề mặt của Trái Đất. Hiện nay, GPS đang được sử dụng phổ biến trong việc theo dõi sự chuyển động của các tảng băng ở hai địa cực, tìm ra tuyến đường di chuyển tối ưu cho các phương tiện giao thông giữa các điểm nhất định.

Bước 4:

- GV đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, đánh giá và kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Xem lại kiến thức đã học ở bài 4.

- Hoàn thành các bài tập và tìm hiểu nội dung Mở rộng.

- Xem trước nội dung Chuyên đề 2. Truyền thông tin bằng sóng vô tuyến. Bài 5. Biến điệu.

 

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Vật lí 11 CTST CĐ 1 Bài 4: Thế năng hấp dẫn. Thế hấp dẫn (P2)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/cả năm

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Vật lí 11 CTST, Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Vật lí 11 Chân trời CĐ 1 Bài 4: Thế năng hấp dẫn., soạn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Vật lí 11 chân trời CĐ 1 Bài 4: Thế năng hấp dẫn.

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Vật lí 11 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay