Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Vật lí 11 CTST CĐ 2 Bài 5: Biến điệu (P2)

Tải về bản chuẩn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Vật lí 11 bộ sách mới chân trời sáng tạo CĐ 2 Bài 5: Biến điệu (P2). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

 

Hoạt động 3. Tìm hiểu về tần số và bước sóng được sử dụng trong các kênh truyền thông

  1. Mục tiêu: HS liệt kê được các dải tần số và bước sóng được sử dụng trong các kênh truyền thông khác nhau.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động theo SCĐ để tìm hiểu về tần số và bước sóng được sử dụng trong các kênh truyền thông.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi, thông qua đó liệt kê được các dải tần số và bước sóng được sử dụng trong các kênh truyền thông khác nhau.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh tần số của các kênh truyền thông (hình 5.10) cho HS quan sát và trả lời các câu hỏi sau:

+ Nêu các tần số được sử dụng trong viễn thông.

+ Thảo luận 6 (SCĐ – tr33): Tìm hiểu và nêu giá trị của tần số và bước sóng của sóng vô tuyến được sử dụng trong sóng truyền hình UHF.

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về tần số và bước sóng được sử dụng trong các kênh truyền thông.

- Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời nội dung Luyện tập (SCĐ – tr33)

Tìm hiểu tần số của một số kênh truyền thanh ở Việt Nam và tính giá trị bước sóng của sóng điện từ được sử dụng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SCĐ và trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

*Thảo luận 6 (SCĐ – tr33)

Theo quy ước, sóng truyền hình UHF sử dụng sóng vô tuyến có tần số rất cao: từ 470 MHz đến 698 MHz. Bước sóng tương ứng được tính:  và  .

*Luyện tập (SCĐ – tr33)

Tần số phát sóng vô tuyến (radio) thay đổi theo từng địa phương. Ta có bảng tổng hợp một số các tần số và bước sóng ở một số kênh truyền thanh địa  phương như sau:

Địa phương

Tần số (MHz)

Bước sóng (cm)

Hà Nội

102,7

292,1

TP.Hồ Chí Minh

104,7

286,5

Huế

106,1

282,8

Đà Nẵng

106

283,0

Cần Thơ

97,3

308,3

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

III. TẦN SỐ VÀ BƯỚC SÓNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CÁC KÊNH TRUYỀN THÔNG

- Trong viễn thông, các tần số được sử dụng bao gồm:

+ Sóng vô tuyến AM sử dụng khoảng 106 dải tần số, trong khoảng 535 – 1705 kHz (tương ứng với bước sóng từ 560 – 176 m).

+ Sóng vô tuyến FM gồm 100 dải tần số, từ 88 – 108 MHz (bước sóng từ 3,41 – 2,78 m).

+ Sóng truyền hình VHF gồm hai dải tần số: 54 – 88 MHz (bước sóng từ 5,56 – 341 m) và 174 – 216 MHz (bước sóng từ 1,72 – 1,39 m).

+ Sóng truyền hình UHF có tần số từ 470 – 698 MHz (bước sóng từ 63,83 – 43 cm).

- Ở nước ta, điện thoại di động sử dụng tần số 800 MHz hoặc 900 MHz (bước sóng bằng 37,5 cm hoặc 33,3 cm), trong khi sóng wifi gồm các tần số 2,4 GHz, 5 GHz hoặc 60 GHz (bước sóng tương ứng 12,5 cm; 6 cm hoặc 5 mm).

Hoạt động 4. Tìm hiểu về ưu, nhược điểm của biến điệu biên độ và biến điệu tần số

  1. Mục tiêu: HS nêu được ưu, nhược điểm của biến điệu biên độ và biến điệu tần số.
  2. Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, tổ chức cho HS tìm hiểu về ưu, nhược điểm của biến điệu biên độ và biến điệu tần số.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi, thông qua đó nêu được ưu, nhược điểm của biến điệu biên độ và biến điệu tần số.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời nội dung Thảo luận (SCĐ – tr36)

7. Khi muốn nghe nhạc qua máy phát thanh (radio) với chất lượng âm thanh cao, ta thường nghe kênh AM hay FM? Vì sao?

8. Dựa vào Hình 5.11, cho biết khi sóng FM xuyên qua tầng điện li và đi vào không gian, làm cách nào để máy thu đặt tại mặt đất có thể nhận được tín hiệu sóng FM khi nó không phản xạ trở lại Trái Đất như sóng AM.

9. Nêu ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp biến điệu AM, FM và lập bảng so sánh.

- HS làm việc theo nhóm ở Hoạt động 2, chia tờ giấy A1 thành các góc tương ứng với các thành viên, HS suy nghĩ và viết câu trả lời của mình vào giấy. Sau đó, các thành viên trong nhóm thảo luận và thống nhất ý kiến với nhau, ghi kết quả thảo luận vào giữa tờ giấy.

- Sau khi HS trả lời, GV nêu những ưu, nhược điểm của biến điệu biên độ và biến điệu tần số.

- Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời nội dung Luyện tập (SCĐ – tr35)

1. Trong mạch phát sóng, thông thường có một bộ phận để khuếch đại tín hiệu. Theo em, bộ phận khuếch đại này có tác dụng gì và thường được đặt ở vị trí nào của mạch phát sóng?

2. Vì sao cần ít nhất một bộ phận khuếch địa ở mạch thu sóng? Bộ phận này đặt ở vị trí nào của mạch thu sóng?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SCĐ và trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

*Thảo luận 7 (SCĐ – tr34)

Ta thường nghe kênh FM để có thể nghe nhạc qua máy phát thanh (radio) với chất lượng âm thanh cao. Kênh FM có ưu điểm so với kênh AM là ít bị ảnh hưởng bởi nhiễu của môi trường, không ảnh hưởng đến tần số sóng vô tuyến. Do đó, sóng FM sẽ cho âm thanh tái tạo trung thực hơn sau khi qua mạch tách sóng.

*Thảo luận 8 (SCĐ – tr34)

Sóng FM chỉ có thể phát và nhận trực tiếp từ các trạm phát và thu trên mặt đất (nên còn được gọi là sóng trực tiếp – direct wave). Do đó, sóng FM chỉ truyền đi được qua những khoảng cách ngắn hoặc phải có một trạm trung gian trên không trung thu nhận và phát sóng FM trở lại mặt đất.

*Thảo luận 9 (SCĐ – tr34)

Bảng so sánh giữa các sóng AM và sóng FM:

(Đính kèm phía dưới)

*Luyện tập 1 (SCĐ – tr35)

Sau khi đã được biến điệu, sóng mang thường được khuếch đại trước khi được truyền ra anten phát nhằm mục đích tăng công suất để tránh sự suy giảm khi tín hiệu được truyền đi. Hơn nữa, bộ phận khuếch đại này còn có tác dụng là để công suất của tín hiệu phát chiếm ưu thế so với nhiễu.

*Luyện tập 2 (SCĐ – tr35)

Trong mạch thu sóng, cần có bộ phận khuếch đại để tái lập lại công suất tín hiệu đã bị suy giảm sau khi đi qua đường truyền. Bộ phận khuếch đại này thường được bố trí ngay sau khi tín hiệu được nhận từ anten thu.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập.

IV. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA BIẾN ĐIỆU BIÊN ĐỘ VÀ BIẾN ĐIỆU TẦN SỐ

1. Biến điệu biên độ

- Ưu điểm: Cài đặt đơn giản, mạch tách sóng đơn giản với số ít thiết bị, máy nhận sóng đơn giản, có chi phí thấp, có thể truyền đi ở khoảng cách lớn.

- Nhược điểm: ít hiệu quả trong việc sử dụng điện năng, chiếm băng thông hẹp, bị ảnh hưởng nhiều bởi tiếng ồn, độ trung thực kém khi thông tin được tái tạo ở máy thu tín hiệu.

- Mặc dù có những nhược điểm, những cách biến điệu AM vẫn được sử dụng rộng rãi trong truyền thanh đối với sóng dài, sóng trung và sóng ngắn.

2. Biến điệu tần số

- Ưu điểm: Ít bị nhiễu bởi tiếng ồn và băng thông sóng FM bao phủ vùng tần số nghe được bởi tai người, cho âm thanh chất lượng cao hơn so với sóng AM.

- Nhược điểm: Sóng FM không bị phản xạ bởi tầng điện li nên chỉ được sử dụng với khoảng cách ngắn, thiết bị của truyền sóng FM như bộ nhận sóng và môi trường truyền phức tạp, giá cả cao.

 

*Trả lời Thảo luận 9 (SCĐ – tr34)

Bảng so sánh giữa các sóng AM và sóng FM:

 

Sóng AM

Sóng FM

Chất lượng tín hiệu

Thấp (dễ bị nhiễu bởi môi trường)

Cao (ít bị nhiễu bởi môi trường)

Khoảng cách truyền

Lớn (vì có thể được phản xạ nhiều lần trên mặt đất và tầng điện li)

Nhỏ (chỉ truyền trực tiếp giữa các trạm phát và trạm thu)

Băng thông

Rộng hơn sóng FM

Hẹp hơn sóng AM

Thiết bị

Giá cả thấp, dễ lắp đặt

Mạch phát và thu sóng phức tạp

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và tự luận.
  3. Nội dung: GV trình chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
  4. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được các đáp án đúng.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm:

Khoanh tròn vào đáp án đúng:

Câu 1: Môi trường truyền dẫn là gì?

  1. Là môi trường giữa máy phát tín hiệu và máy thu tín hiệu.
  2. Là môi trường giữa vệ tinh nhân tạo và máy thu tín hiệu.
  3. Là môi trường giữa máy phát tín hiệu và vệ tinh nhân tạo.
  4. Là môi trường xung quanh vệ tinh nhân tạo.

Câu 2: Có mấy cách biến điệu?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 3: Sóng vô tuyến FM có dải tần số trong khoảng bao nhiêu?

  1. 535 – 1705 kHz
  2. 88 – 108 MHz
  3. 54 – 88 MHz
  4. 470 – 698 MHz

Câu 4: Đâu không phải là nhược điểm của biến điệu biên độ?

  1. Ít hiệu quả trong việc sử dụng điện năng.
  2. Độ trung thực kém khi thông tin được tái tạo ở máy thu tín hiệu.
  3. Bị ảnh hưởng nhiều bởi tiếng ồn
  4. Chiếm băng thông rộng.

Câu 5: Đâu là ưu điểm của biến điệu tần số?

  1. Sóng FM không bị phản xạ bởi tầng điện li nên được sử dụng với khoảng cách ngắn.
  2. Thiết bị của truyền sóng FM có giá thành thấp.
  3. Ít bị nhiễu bởi tiếng ồn.
  4. Cài đặt đơn giản với số ít thiết bị, có chi phí thấp.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời nội dung Bài tập (SCĐ – tr35)

Câu 1 (SCĐ – tr35): Một sóng truyền hình có băng thông bằng 6 MHz. Cho biết giới hạn tần số cao là 60 MHz. Cho biết giới hạn tần số cao là 60 MHz. Giới hạn tần số thấp của băng thông này bằng bao nhiêu?

Câu 2 (SCĐ – tr35): Cho biết sóng mang đã được biến điệu biên độ có chứa các tần số fc + fm và fc – fm, gọi là dải biên tần số trên và dải biên tần số dưới. Trong đó, fc và fm lần lượt là tần số của sóng mang và tần số của thông tin.

  1. a) Một sóng mang có tần số 300 kHz được biến điệu bởi thông tin có tần số 400 Hz sẽ có các dải biên có tần số bằng bao nhiêu?
  2. b) Tính băng thông bởi sóng AM này.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, nhớ lại kiến thức đã học, tìm đáp án đúng.

Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS lần lượt đưa ra đáp án cho các bài tập:

1 - A

2 - A

3 - B

4 - D

5 - C

Câu 1 (SCĐ – tr35)

Giới hạn tần số thấp: 60 MHz – 6 MHz = 54 MHz

Câu 2 (SCĐ – tr35)

  1. a) Tần số các dải biên: 300 kHz + 400 Hz = 300 400 Hz;

                                  300 kHz – 400 Hz = 299 600 Hz.

  1. b) Băng thông: 300 400 Hz – 299 600 Hz = 800 Hz.

Bước 4: GV đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải một số bài tập vận dụng liên quan.
  3. Nội dung: GV chiếu câu hỏi, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời.
  4. Sản phẩm học tập: HS vận dụng kiến thức về biến điệu để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoàn thành nội dung phần Vận dụng (SCĐ – tr33,35)

Vận dụng (SCĐ – tr33)

So sánh biên độ và tần số của sóng mang sau khi lần lượt được biến điệu theo hai cách: biến điệu biên độ (AM) và biến điệu tần số (FM).

Vận dụng (SCĐ – tr35)

Hình 5.12 cho thấy một sóng mang được biến điệu AM bởi một sóng âm (pure tone).

Hãy xác định tần số sóng mang và tần số sóng âm.

- GV yêu cầu HS đọc nội dung phần Mở rộng (SCĐ – tr29) để tìm hiểu lược sử phát triển của viễn thông.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, nhớ lại kiến thức đã học, tìm đáp án đúng.

Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra đáp án cho các bài tập:

Vận dụng (SCĐ – tr33)

- Giống nhau: Sau khi biến điệu, sóng thông tin được tích hợp vào sóng mang.

- Khác nhau: Sau khi được biến điệu biên độ (AM), tần số của sóng mang không đổi nhưng biên độ đã thay đổi như minh họa trong hình 5.5 SCĐ; đối với biến điệu tần số (FM), tần số của sóng mang bị thay đổi theo tần số của sóng thông tin, trong khi biên độ của sóng mang không bị ảnh hưởng như minh họa trong hình 5.8 SCĐ.

Vận dụng (SCĐ – tr35)

Chu kì của sóng mang và sóng âm lần lượt là 10 μs và 100 μs. Do đó, tần số của sóng mang và sóng âm được xác định theo công thức f = 1/T và có giá trị lần lượt bằng 105 Hz và 104 Hz.

 Bước 4:

- GV đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, đánh giá và kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Xem lại kiến thức đã học ở bài 5.

- Hoàn thành các bài tập và tìm hiểu nội dung Mở rộng.

- Xem trước nội dung Bài 6. Tín hiệu tương tự và tín hiệu số.

 

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Vật lí 11 CTST CĐ 2 Bài 5: Biến điệu (P2)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Vật lí 11 CTST, Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Vật lí 11 Chân trời CĐ 2 Bài 5: Biến điệu (P2), soạn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Vật lí 11 chân trời CĐ 2 Bài 5: Biến điệu (P2)

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Vật lí 11 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay