Bài giảng điện tử hay còn gọi là giáo án điện tử powerpoint dạy thêm Ngữ văn 11 cánh diều Bài 8 Đọc 3: Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. Bài soạn dạy thêm thiết kế đặc sắc, nhiều hình ảnh, video, trò chơi hấp dẫn. Bộ giáo án có file tải về và chỉnh sửa được. Mời thầy cô tham khảo chi tiết
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Em đã từng xem một vở kịch được diễn trên sân khấu hay chưa? Theo em, kịch được trình diễn trên sân khấu có những gì khác với văn bản kịch?
GỢI Ý TRẢ LỜI
− Kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu liên quan chặt chẽ với nhau nhưng không đồng nhất với nhau.
− Nghệ thuật sân khấu là một nghệ thuật tổng nhưng không đồng nhất với nhau. Nghệ thuật sân khấu là một nghệ thuật tổng hợp với một tập thể sáng tạo: tác giả kịch bản, đạo diễn dàn dựng, diễn viên biểu diễn, âm nhạc, hóa trang, bài trí, âm thanh, ánh sáng...
− Trong tổng thể đó, kịch bản cũng là một khâu dù là khâu đầu tiên và quan trọng nhất. Sự phân biệt giữa kịch bản và sân khấu là sự phân biệt giữa hai loại hình nghệ thuật. Kịch bản là tác phẩm văn học, có đầy đủ tính chất đặc điểm của nghệ thuật ngôn từ. Còn sân khấu thuộc nghệ thuật biểu diễn, …
ÔN TẬP BÀI 8: KỊCH
TIẾT: TÔI MUỐN ĐƯỢC LÀ TÔI TOÀN VẸN
NỘI DUNG BÀI HỌC
01
HIỂU BIẾT CHUNG
LÀM VIỆC CÁ NHÂN
Dựa vào kiến thức đã học về văn bản, trả lời câu hỏi: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm Tôi muốn được là tôi toàn vẹn
a. Tác giả: Lưu Quang Vũ (1948 – 1988)
Quê gốc ở Đà Nẵng, sinh ra tại Phú Thọ trong một gia đình trí thức.
Là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, sáng tác truyện ngắn, vẽ tranh…nhưng thành công nhất là kịch.
Ông không chỉ là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 của thế kỉ XX mà còn được coi là một trong số những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại.
b. Văn bản Tôi muốn là tôi toàn vẹn
“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng, là một trong số những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, đã công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước.
Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.
Văn bản Tôi muốn được là tôi toàn vẹn thuộc cảnh VII và hồi kết của vở kịch.
02
NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC
Cả lớp chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm đọc lại văn bản Tôi muốn được là tôi toàn vẹn và trả lời các câu hỏi sau:
a. Đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt
b. Sự khác biệt đến mức đối lập về quan điểm giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích
Đế thích
• Với ông, được sống là tốt rồi nên sống dù đôi khi người ta không được là chính mình vẫn không sao.
• Do đó, ông đã nói với Trương Ba: “Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào”.
Trương Ba
• Với ông, được sống là chính mình mới là tuyệt vời nhất.
• Do đó, ông đã nói với Đế Thích rằng: “tôi muốn được là tôi toàn vẹn”, “không thể sống với bất cứ giá nào được”, “sống không là mình toàn vẹn “còn khổ hơn là cái chết”.
• Sự khác biệt này có vai trò thúc đẩy cao trào trong việc xây dựng xung đột kịch, nhấn mạnh quan niệm sống của Trương ba.
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giáo án dạy thêm Powerpoint Ngữ văn 11 cánh diều, Tải giáo án điện tử dạy thêm Ngữ văn 11 cánh diều, giáo án powerpoint tăng cường Ngữ văn 11 cánh diều Bài 9 TH tiếng Việt