Tải giáo án điện tử dạy thêm Tiếng việt 4 KNTT Bài: Đánh giá cuối năm học

Bài giảng điện tử hay còn gọi là giáo án điện tử powerpoint dạy thêm Tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Bộ giáo điện tử dạy thêm này sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô giảng dạy buổi chiều hoặc mở rộng nâng cao kiến thức bài học. Bài soạn thiết kế đặc sắc, nhiều hình ảnh, video, trò chơi hấp dẫn. Bộ giáo án có file tải về và chỉnh sửa được. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ  

VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI  

BUỔI HỌC HÔM NAY! 

KHỞI ĐỘNG 

CÙNG LÀM CA SĨ 

ĐÁNH GIÁ CUỐI NĂM HỌC 

Luyện tập đọc hiểu văn bản 

Luyện tập về câu và các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu 

Luyện tập về dấu câu 

Luyện viết văn 

NỘI DUNG ÔN TẬP 

  1. Luyện đọc

Đọc các khổ thơ hoặc bài thơ cần thuộc trong nửa cuối học kì II.  

Đọc trôi chảy các bài văn trong nửa cuối học kì II. 

Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ. 

  1. Ôn tập kiến thức tiếng Việt

Câu là gì? Các từ trong câu được sắp xếp như thế nào? Làm cách nào để nhận diện được câu? 

Câu là một tập hợp từ, thường diễn đạt một ý trọn vẹn. Các từ trong câu được sắp xếp theo một trật tự hợp lí. Có thể nhận diện được câu dựa vào hai tiêu chí hình thức của câu: 

  • Chữ cái đầu câu viết hoa.
  • Cuối câu có dấu kết thúc câu.

Câu thường gồm mấy thành phần chính? Đó là những thành phần nào? 

Câu thường gồm hai thành phần chính 

Chủ ngữ nêu người, vật, hiện tượng tự nhiên,… được nói đến trong câu. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi ai, cái gì, con gì,… 

Chủ ngữ nêu người, vật, hiện tượng tự nhiên,… được nói đến trong câu. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi ai, cái gì, con gì,… 

Trạng ngữ là gì? Trạng ngữ thường đứng ở đâu? 

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung thông tin về thời gian, nơi chốn, mục đích, nguyên nhân, phương tiện,… của sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ thường đứng đầu câu, ngăn cách với hai thành phần chính của câu bằng dấu phẩy. 

Em hãy nêu cách sử dụng dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn 

Dấu gạch ngang để đánh dấu các ý liệt kê và nối từ ngữ trong một liên danh. 

Dấu ngoặc đơn để đánh dấu phần chú thích. 

Dấu ngoặc kép để đánh dấu tên tác phẩm hoặc tài liệu. 

  1. Ôn tập phần viết

Bài văn miêu tả cây cối 

Mở bài: Giới thiệu bao quát về cây (tên cây, nơi cây mọc,…). 

Thân bài: Tả lần lượt từng bộ phận của cây. 

Kết bài: Nêu ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây. 

Bài văn kể lại một câu chuyện 

Mở bài: Giới thiệu câu chuyện định kể. Chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp. 

Thân bài: 

+ Kể các sự việc chính theo diễn biến của câu chuyện. 

+ Chú ý làm nổi bật suy nghĩ, hành động,… của nhân vật. 

Kết bài: Nêu kết thúc của câu chuyện. Có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người kể về nội dung câu chuyện. Chọn cách kết bài mở rộng hoặc không mở rộng. 

Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc 

Cần nêu được đó là gì và được biểu lộ như thế nào. Đoạn văn thường có 3 phần: mở đầu, triển khai, kết thúc. 

Viết đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện 

Cần nói rõ mình thích hoặc không thích câu chuyện đó và giải thích lí do. 

Đoạn văn tưởng tượng 

- Câu mở đầu: Giới thiệu sự việc hoặc tình huống tưởng tượng. 

- Các câu tiếp theo: 

+ Nêu diễn biến của sự việc hoặc tình huống tưởng tượng. 

+ Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật hoặc người kể chuyện. 

LUYỆN TẬP 

PHẦN 1: LUYỆN ĐỌC 

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi. 

CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ 

Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển. 

Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ... Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na. 

Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thich: “Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học. 

Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm. 

Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn.  

(Theo Tâm huyết nhà giáo) 

Câu hỏi 1: Nết là một cô bé như nào? 

  1. Thích chơi hơn thích học.
  2. Có hoàn cảnh bất hạnh.
  3. Yêu mến cô giáo.
  4. Thương chị.

Câu hỏi 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? 

... 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

, , , , , , , , , , ,

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án điện tử dạy thêm Tiếng việt 4 KNTT Bài: Đánh giá cuối năm học

Đang liên tục cập nhật...


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Powerpoint Tiếng việt 4 Kết nối tri thức, giáo án powerpoint dạy thêm tiếng việt 4 KNTT, giáo án powerpoint tăng cường Tiếng việt 4 Kết nối Bài: Đánh giá cuối năm học

Giáo án Powerpoint dạy thêm tiếng việt 4 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay