Tải giáo án Powerpoint Địa lí 10 KNTT bài 4: Sự hình thành trái đất, vỏ trái đất và vật liệu cấu tạo vỏ trái đất

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Địa lí 10 bộ sách Kết nối tri thức bài 4: Sự hình thành trái đất, vỏ trái đất và vật liệu cấu tạo vỏ trái đất. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO CẢ LỚP! CHÀO MỪNG CÁC EM TỚI BUỔI HỌC NÀY

KHỞI ĐỘNG

Xem, nêu nội dung của đoạn video sau và chia sẻ suy nghĩ của em về ý kiến: Lịch sử Trái Đất bắt đầu từ cách đây khoảng 4.5 tỉ năm

BÀI 4: SỰ HÌNH THÀNH TRÁI ĐẤT, VỎ TRÁI ĐẤT VÀ VẬT LIỆU CẤU TẠO VỎ TRÁI ĐẤT

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Nguồn gốc hình thành Trái Đất
  2. Đặc điểm vỏ Trái Đất
  3. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất
  4. Nguồn gốc hình thành Trái Đất

Dựa vào thông tin và tranh ảnh, trình bày nguồn gốc hình thành Trái Đất?

  • Lịch sử hình thành Trái Đất gắn liền với hệ Mặt Trời.
  • Mặt Trời khi hình thành di chuyển trong dải Ngân Hà, đi qua đám mây bụi và khí.
  • Do lực hấp dẫn của vũ trụ mà khí và bụi chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip, dần dần ngưng tụ lại thành các hành tinh, trong đó có Trái Đất.
  • Vào cuối thời kì vật chất ngưng tụ, khi Trái Đất đã có khối lượng lớn gần như hiện nay, quá trình tăng nhiệt bắt đầu diễn ra.
  • Dẫn đến sự nóng chảy của vật chất bên trong và sắp xếp thành các lớp.
  1. 2. Đặc điểm vỏ Trái Đất

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Chia lớp thành 6 nhóm, dựa vào thông tin trong mục 2 và hình 4, hãy:

  • Trình bày đặc điểm vỏ Trái Đất.
  • Nêu sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương.
  • Vỏ Trái đất được cấu tạo bởi các tầng đá:
  • Thành phần hoá học chủ yếu là silic và nhôm.
  • Vỏ Trái Đất chia thành hai kiểu: vỏ lục địa vỏ đại dương. Ranh giới giữa vỏ Trái Đất và manti là mặt Mô-hô, ở độ sâu khoảng 40 – 60 km.
  • Sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương:

Vỏ lục địa

  • Dày trung bình 35km.
  • Gồm 3 tầng đá: trầm tích, granit, badan.
  • Thành phần chủ yếu là silic và nhóm (sial).

Vỏ đại dương

  • Dày 5 – 10 km.
  • Chủ yếu là đá badan và trầm tích (rất mỏng).
  • Thành phần chủ yếu là silic và magiê (sima).

Mở rộng kiến thức

  • Trái Đất có cấu tạo bên trong không đồng nhất, gồm nhiều lớp vật chất đồng tâm.
  • Lớp vỏ Trái Đất tuy liên tục nhưng có sự khác nhau về cấu tạo địa chất → Được chia thành hai kiểu: vỏ lục địa vỏ đại dương.
  • Lớp manti nằm dưới lớp vỏ Trái Đất tới độ sâu 2.900 km và cũng được chia thành hai lớp: manti trên manti dưới.
  • Nhân Trái Đất ở trong cùng, nằm ở trung tâm Trái Đất, có hai lớp: nhân ngoàinhân trong.
  1. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

Quan sát các loại đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất.

Đá măcma

Đá trầm tích

  1. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất
  • Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là khoáng vật và đá:

Khoáng vật

  • Là những nguyên tố tự nhiên hoặc hợp chất hoá học trong thiên nhiên.
  • Xuất hiện do kết quả của các quá trình địa chất.

Đá

  • Là tập hợp của một hay nhiều khoáng vật.
  • Theo nguồn gốc, đá được chia thành ba nhóm: đá măcma, đá trầm tích, đá biến chất.

LUYỆN TẬP

Câu 1. Hãy nêu đặc điểm các tầng đá của vỏ Trái Đất?

Câu 2. Theo nguồn gốc, các loại đá cầu tạo nên vỏ Trái Đất gồm mấy nhóm? Các nhóm đá được hình thành như thế nào?

Câu 1. Đặc điểm các tầng đá của vỏ Trái Đất:

Tầng trầm tích-> Tầng đá granit-> Tầng đá granit

  • Nằm trên cùng, do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.
  • Không liên tục và có độ dày không đều.
  • Ở giữa, gồm các loại đá nhẹ, được hình thành do vật chất nóng chảy ở dưới sâu của vỏ Trái Đất đông đặc lại, tầng này chỉ có ở lục địa.
  • Ở dưới cùng hình thành do vật chất nóng chảy phun trào lên mặt đất rồi đông đặc lại.
  • Vỏ đại dương được cấu tạo chủ yếu bằng badan.

Câu 2. Theo nguồn gốc, có ba nhóm đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất là:

  • Đá macma: được tạo thành do quá trình ngưng kết của các silicat nóng chảy.
  • Đá trầm tích: hình thành trong các vùng trũng do sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu vụn nhỏ.
  • Đá biến chất: thành tạo từ đá macma hoặc trầm tích bị biến đổi sâu sắc do tác động của nhiệt, áp suất,...

VẬN DỤNG

Hãy tìm hiểu về nguồn gốc hình thành và vùng phân bố của đá vôi ở Việt Nam.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ôn lại kiến thức bài 4.
  • Tìm hiểu thêm kiến thức trên internet.
  • Đọc trước nội dung bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất.

BUỔI HỌC KẾT THÚC. CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE!

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Địa lí 10 KNTT bài 4: Sự hình thành trái đất, vỏ trái đất và vật liệu cấu tạo vỏ trái đất

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Địa lí 10 Kết nối, giáo án điện tử Địa lí 10 KNTT bài 4: Sự hình thành trái đất, vỏ, giáo án trình chiếu Địa lí 10 kết nối bài 4: Sự hình thành trái đất, vỏ

Bài giảng điện tử Địa lí 10 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay