THÂN MẾN CHÀO CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!
KHỞI ĐỘNG
- Xem dự báo thời tiết và trả lời câu hỏi
- Trái Đất là hành tinh có kích thước đủ lớn giữ được bầu khí quyển bao quanh.
- Tất cả các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, khí áp, gió, mưa,... diễn ra trong khí quyển đều có những quy luật riêng, đồng thời có mối liên hệ và tác động lẫn nhau, tạo nên sự đa dạng, phức tạp của khí hậu Trái Đất.
Các yếu tố khí hậu diễn ra như thế nào trong khí quyển?
BÀI 9: KHÍ QUYỂN, CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU
NỘI DUNG BÀI HỌC
- 1. Khái niệm khí quyển
- Nhiệt độ không khí
- Khí áp và gió
- Mưa
- Khái niệm khí quyển
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
Dựa vào thông tin trong mục 1 và hình 9.1, hãy:
- Nêu khái niệm khí quyển.
- Kể tên và xác định giới hạn của các tầng khí quyển.
- Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước hết là Mặt Trời.
- Thành phần chính của khí quyển là không khí, bao gồm hỗn hợp các chất khí, chủ yếu là ni-tơ, o-xy và các chất khí khác, ngoài ra còn có bụi và các tạp chất khác.
- Giới hạn các tầng khí:
- Tầng đối lưu: độ cao từ 8 – 16 km, nhiệt độ giảm dần theo độ cao, không khí chủ yếu chuyển động theo chiều thẳng đứng.
- Tầng bình lưu: độ cao tới 51 – 55 km, nhiệt độ tăng theo độ cao, không khí chuyển động theo chiều ngang, lớp ô-dôn (độ cao 20 – 25 km) giúp hấp thụ phần lớn bức xạ cực tím, bảo vệ sự sống trên Trái Đất.
- Tầng giữa: tới độ cao 80 – 85 km, nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao, còn -70°C đến -80°C.
- Tầng nhiệt (tầng ion): tới độ cao khoảng 800 km, không khí cực loãng nhưng lại chứa nhiều ion mang điện tích âm hoạt động.
- Tầng khuếch tán (tầng ngoài): không khí cực kì loãng, chủ yếu là heli và hydro.
- Dựa vào tính chất, trên Trái Đất được chia thành bốn khối khí:
- Nhiệt độ không khí
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Nhóm 1: Dựa vào thông tin trong mục a và bảng 9, hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ ở bán cầu Bắc.
- Nhóm 2: Dựa vào thông tin mục b và hình 9.2, hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi của biên độ nhiệt ở các địa điểm nằm trên khoảng vĩ tuyến 52°
- Nhóm 3: Đọc thông tin mục c và hình 9.3, trình bày sự thay đổi nhiệt độ không khí theo địa hình.
- Nhiệt độ thay đổi theo vĩ độ
- Nhiệt độ trung bình năm thay đổi theo vĩ độ, giảm dần từ Xích đạo về cực.
- Từ Xích đạo đến vĩ độ 30°B, nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở vĩ độ 20°B (25°C).
- Từ vĩ tuyến 40 – 60°B, nhiệt độ trung bình năm giảm từ 14°C xuống -0,6°C.
- Vùng có vĩ độ 70°B, nhiệt độ trung bình năm rất thấp, khoảng -10°C.
- Biên độ nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Xích đạo về hai cực
Trả lời câu hỏi 1
- Nhiệt độ trung bình năm thay đổi theo vĩ độ, giảm dần từ Xích đạo về cực.
- Từ Xích đạo đến vĩ độ 30°B, nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở vĩ độ 20°B (25°C).
- Từ vĩ tuyến 40 – 60°B, nhiệt độ trung bình năm giảm từ 14°C xuống -0,6°C.
- Vùng có vĩ độ 70°B, nhiệt độ trung bình năm rất thấp, khoảng -10°C.
- Biên độ nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Xích đạo về hai cực: Xích đạo là 1,8°C, ở vĩ độ 30°B là 13,3°C, ở vĩ độ 60°B là 29,0°C, ở vĩ độ 70°B là 32.2°C.
- Nhiệt độ thay đổi theo lục địa và đại dương
- Bề mặt đất nhận nhiệt nhanh hơn và toả nhiệt cũng nhanh hơn bề mặt nước.
- Mùa hạ, lục địa có nhiệt độ cao hơn đại dương.
- Mùa đông, lục địa có nhiệt độ thấp hơn đại dương.
- Những địa điểm có nhiệt độ trung bình năm cao nhất và những địa điểm có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất đều nằm trên lục địa.
Trả lời câu hỏi 2
- Các địa điểm nằm trên vĩ tuyến 52°B đều thuộc đới khí hậu ôn đới nên có biên độ nhiệt năm khá cao. Nhưng các địa điểm lại nằm ở các kiểu khí hậu ôn đới khác nhau:
- Va-len-ti-a thuộc kiểu khí hậu ôn đới hải dương nên biên độ nhiệt độ năm nhỏ (9°C).
- Các địa điểm Pô-do-nan, Vác-sa-va, Cuốc-xcơ đều nằm trong kiểu khí hậu ôn đới lục địa nên biên độ nhiệt giữa các mùa chênh lệch nhau lớn dẫn đến biên độ nhiệt độ năm cao. Mặt khác, các địa điểm này nằm xa biển, vào sâu trong lục địa nên chịu ảnh hưởng của biển ít.
- Sự thay đổi nhiệt độ theo địa hình
Nhiệt độ giảm dần theo độ cao, trung bình giảm 0,6°C khi chiều cao tăng lên 100 m.
- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi.
- Khí áp và gió
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
Dựa vào thông tin và hình trong mục a, hãy:
- Nêu các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khí áp trên Trái Đất.
- Trình bày sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất.
- Khí áp
- Nguyên nhân thay đổi khí áp:
- Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: nhiệt độ cao, không khí nở ra làm cho mật độ (tỉ trọng) không khí giảm, khi áp giảm. Ngược lại, nhiệt độ thấp, không khí bị co lại, mật độ không khi dày đặc nên khí áp tăng,
- Khí áp thay đổi theo độ cao: càng lên cao, không khí càng loãng, khí áp giảm.
- Nguyên nhân thay đổi khí áp:
- Khí áp thay đổi theo độ ẩm: không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô nên khí áp giảm, ngược lại không khí khô thì khí áp tăng.
- Khí áp còn thay đổi theo thành phần không khí.
- Nguyên nhân hình thành các đai khí áp:
- Đai áp thấp Xích đạo được hình thành do nguyên nhân nhiệt lực: vùng Xích đạo nhiệt độ cao, bốc hơi mạnh, tạo ra dòng thăng, không khí ẩm thay thể không khí khô.
- Đại áp cao cận chí tuyển do động lực: không khí bốc lên cao từ vùng Xích đạo, di chuyển tới hai vùng chí tuyến, đổ xuống tạo ra dòng giáng là nguyên nhân hình thành đại áp cao cận chỉ tuyển động lực.
- Nguyên nhân hình thành các đai khí áp:
- Đai áp thấp ôn đới: được hình thành do nguyên nhân động lực. Dòng không khí (dưới thấp) chủ yếu dồn từ chí tuyến về Xích đạo, một phần lại dồn về vùng áp thấp ôn đới, trong khi từ phía cực dòng không khí cũng dồn từ phía cực về vùng áp thấp ôn đới. Hai dòng không khi này gặp nhau, bốc lên cao tạo thành vùng áp thấp ổn đới do động lực.
- Ở hai vùng cực, do nhiệt độ quá lạnh nên hình thành hai vùng áp cao cực do nhiệt lực.
Dựa vào kiến thức đã học kết hợp với thông tin SGK và hình ảnh, hãy trình bày một số loại gió chính trên Trái Đất.
- Gió
Một số loại gió địa phương:
- Gió đất và gió biển hình thành ở vùng ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm.
- Ban ngày, đất liền nhận nhiệt từ Mặt Trời nóng lên, trong khi biển mát hơn nên gió thổi từ biển vào đất liền gọi là gió biển.
- Ban đêm, lục địa bị lạnh đi, khi đó biển lại ấm hơn nên gió lại thổi từ đất liền ra biển, gọi là gió đất.
- Gió fơn là loại gió vượt núi, nhiệt độ giảm đi và gây mưa ở sườn đón gió.
- Mưa
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa
- Khí áp: Vùng áp thấp có mưa, vùng áp cao không mưa.
- Frông: Dọc theo các frông nóng hay lạnh, không khí nóng bốc lên, không khí lạnh bị co lại, lạnh đi gây ra mưa.
→ Miền có frông hay dài hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa lớn.
- Mưa: Vùng không có gió thường ít mưa.
Vùng có gió mùa hoạt động sẽ mưa nhiều.
- Dòng biển:
- Nơi có dòng biển nóng chảy qua mưa nhiều.
- Nơi có dòng biển lạnh chảy qua thì mưa ít.
- Địa hình:
- Cùng một sườn đón gió, càng lên cao lượng mưa càng tăng, đến một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa.
- Cùng một dãy núi thì sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít và khô ráo.
Quan sát hình 9.7 và dựa vào kiến thức đã học và thông tin SGK hãy trình bày sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất?
- Phân bố mưa
- Lượng mưa trên Trái Đất phân bố theo vĩ độ và theo khu vực:
- Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ:
- Lượng mưa lớn nhất tập trung ở vùng Xích đạo như In-đô-nê-xi-a, lưu vực sông Công-gô (châu Phi) và bờ biển Cô-lôm-bi-a, lưu vực sông A-ma-dôn, lượng mưa rất lớn có thể đạt tới 4 000 – 5.000 mm/năm.
- Mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến, mưa nhiều ở hai vùng ôn đới, mưa rất ít ở vùng cực.
- Lượng mưa trên Trái Đất phân bố theo vĩ độ và theo khu vực:
- Lượng mưa phân bố không đều theo khu vực:
- Ở mỗi vùng theo chiều đông – tây lại có sự phân hoá thành những khu vực có lượng mưa khác nhau do tác động của địa hình, dòng biển, vị trí gần hay xa biển.
- Vùng ven biển phía đông của Bắc Mỹ, Tây Âu (ôn đới) mưa nhiều, càng vào sâu trong các lục địa (châu Á. châu Phi.....) mưa ít.
- Những vùng núi chắn gió, vùng núi cao thường mưa nhiều...
LUYỆN TẬP
- Câu 1.Trình bày đặc điểm phân bố nhiệt độ trên Trái Đất.
- Câu 2.Sự hình thành các đai khí áp và các đới gió có liên quan gì với nhau?
Câu 1. Sự phân bố nhiệt trên Trái Đất có đặc điểm:
- Nhiệt độ phân bố theo vĩ độ: càng xa Xích đạo, nhiệt độ càng giảm, biên độ nhiệt độ càng tăng.
- Nhiệt độ phân bố theo lục địa, đại dương: lục địa có nhiệt độ và biên độ nhiệt độ cao hơn ở đại dương.
- Nhiệt độ phân bố theo địa hình: càng lên cao nhiệt độ càng giảm. là hình cũng lên hiệt đó cứng
Câu 2. Sự hình thành các đai khí áp và các đới gió chính có liên quan trực tiếp với nhau.
- Nguyên nhân sinh ra gió là do sự chênh lệch khí áp giữa các khu vực trên Trái Đất.
- Trên Trái Đất có 7 vành đai khí áp nên có 6 đới gió chính.
- Giữa áp cao cận chỉ tuyến Bắc và chỉ tuyến Nam xuất hiện đới gió Mậu dịch (Tín phong). Giữa áp cao cực và áp thấp ôn đới có đời gió Đông cực.
VẬN DỤNG
Câu 1. Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích hiện tượng thời tiết trong câu thơ sau của nhà thơ Thuý Bắc:
"Trường Sơn Đông
Trường Sơn Tây
Bên nắng đốt
Bên mưa quây..."
Câu 2. Tại sao vào mùa nóng bức, người dân ở vùng đồng bằng và các đô thị rất thích đi du lịch, nghỉ dưỡng ở Sa Pa và Đà Lạt?
Câu 1. Hiện tượng thời tiết trong câu thơ của nhà thơ Thuý Bắc là hiện tượng cùng một dãy núi Trường Sơn nhưng thời tiết khác nhau giữa hai sườn núi.
- Sườn tây (ở Lào) là sườn đón gió mùa tây nam thổi đến nền mưa nhiều.
- Sườn đông (ở Việt Nam) khuất gió, xảy ra hiệu ứng fơn gây nên loại hình thời tiết khô nóng.
Câu 2. Mùa hè nóng bức, người dân ở vùng đồng bằng và các đô thị rất thích đi du lịch nghỉ dưỡng ở Sa Pa và Đà Lạt vì:
- Sa Pa (1570 m) và Đà Lạt (1500 m) thuộc vùng núi và cao nguyên, khí hậu mát mẻ.
- Nhiệt độ trung bình năm thấp: Sa Pa là 15,2°C, Đà Lạt 19°C, trong khi Hà Nội là 23,5°C, thành phố Hồ Chí Minh là 26,9°C.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức bài 9.
- Tìm hiểu thêm kiến thức trên internet.
- Đọc trước nội dung bài 10: Thực hành.
BÀI HỌC KẾT THÚC, CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE!
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học