Tải giáo án Powerpoint Địa lí 8 KNTT bài 4: Khí hậu Việt Nam

Tải giáo án trình chiếu powerpoint Địa lí 8 kết nối tri thức bài 4: Khí hậu Việt Nam. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Giáo án tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!

KHỞI ĐỘNG

Chúng ta biết được những thông tin gì từ bản tin dự báo thời tiết dưới đây?

CHƯƠNG 2: KHÍ HẬU VÀ THUỶ VĂN VIỆT NAM

BÀI 4: KHÍ HẬU VIỆT NAM

NỘI DUNG BÀI HỌC

             Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

             Sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam

01 Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

  1. Tính chất nhiệt đới

Đọc thông tin trong SGK, khai thác bảng 4.1 để trình bày tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam.

Bảng 4.1. NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH THÁNG, NĂM TẠI TRẠM KHÍ TƯỢNG LẠNG SƠN VÀ CÀ MAU (oC)

Trạm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

TB năm

Lạng Sơn

13,1

14,7

18,0

22,3

25,5

26,9

27,1

26,6

25,2

22,3

18,4

14,6

21,3

Cà Mau

25,6

26,2

27,3

28,5

28,2

27,7

27,4

27,3

27,2

27,0

26,8

26,6

27,1

Gợi ý tìm hiểu

  • Tính chất nhiệt đới được thể hiện qua các yếu tố nào?
  • Tính chất nhiệt đới ở hai trạm khí tượng Lạng Sơn và Cà Mau được thể hiện như thế nào?

Tính chất nhiệt đới

Nhiệt độ không khí trung bình năm cả nước trên 20°C (trừ vùng núi cao) và tăng dần từ bắc vào nam.

Số giờ nắng đạt từ 1400 - 3000 giờ/năm, cán cân bức xạ từ 70 - 100 kcal/m/năm.

  1. Tính chất ẩm

Đọc thông tin trong SGK, khai thác bảng 4.2 để trình bày tính chất ẩm của khí hậu Việt Nam.

Bảng 4.2. LƯỢNG MƯA VÀ ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH THÁNG TẠI TRẠM KHÍ TƯỢNG HÀ ĐÔNG (HÀ NỘI)

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Lượng mưa (mm)

28,2

26,5

45,0

83,1

189,4

232,5

254,6

293,5

228,8

184,8

87,4

36,9

Độ ẩm (%)

83,3

85,3

86,8

88,1

85,5

82,5

82,5

85,7

86,1

82,9

81,2

80,2

 

Lượng mưa lớn, trung bình dao động từ 1500 – 2000mm/năm.

Độ ẩm không khí rất cao, trung bình trên 80%

  1. Tính chất gió mùa
  • Chia lớp thành 2 nhóm:
    • Nhóm 1: Tìm hiểu gió mùa đông.
    • Nhóm 2: Tìm hiểu gió mùa hạ.
  • Hình thức thể hiện kết quả làm việc nhóm: có thể thông qua bảng tổng kết hoặc sơ đồ tư duy, có các nội dung:
    • Thời gian hoạt động
    • Nguồn gốc
    • Hướng
    • Tác động, ảnh hưởng

Gió mùa mùa đông

Thời gian: tháng 11 – tháng 4 năm sau

Nguồn gốc: từ phía Bắc di chuyển xuống

Hướng gió: Đông Bắc là chủ yếu

Tác động, ảnh hưởng

Miền Bắc: nửa đầu mùa đông lạnh, khô; nửa cuối mùa đông lạnh, ẩm.

Miền Nam: gây mưa lớn ở vùng ven biển Nam Trung Bộ; khô nóng ở Tây Nguyên và Nam Bộ.

Gió mùa mùa hạ

Thời gian: tháng 5 – tháng 10

Nguồn gốc: Đầu mùa hạ thổi từ bắc Ấn Độ Dương; giữa và cuối mùa hạ di chuyển từ nam bán cầu lên.

Hướng gió: Tây Nam là chủ yếu

Tác động, ảnh hưởng

Đầu mùa hạ:

  • Gây mưa lớn ở đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
  • Phía đông dãy Trường Sơn và phía nam Tây Bắc có thời tiết khô nóng (gió Tây khô nóng).

Giữa và cuối mùa hạ: Thời tiết nóng ẩm mưa nhiều; có bão kèm theo mưa lớn.

Xem video sau để hiểu rõ hơn về tính chất gió mùa ở nước ta

02 Sự phân hóa đa dạng của khí hậu Việt Nam

Thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin mục 2 và Hình 4.2 SGK, hãy chứng minh sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam.

Phân tích biểu đồ

Lào Cai (104 m)

  • Nhiệt độ trung bình năm là 22,4°C; tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, gần 28°C; tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, khoảng 14,5°C.
  • Lượng mưa trung bình năm là 1 765 mm; tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8, trên 350 mm; tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 1, khoảng 22 mm.

Sa Pa (1 583 m)

  • Nhiệt độ trung bình năm là 15,3°C; tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, khoảng 20°C; tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, khoảng 9°C.
  • Lượng mưa trung bình năm là 2 674 mm; tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7, trên 480 mm; tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 12, khoảng 67 mm.

KẾT LUẬN

Sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam

Phân hoá theo chiều bắc – nam

Khí hậu trên phần đất liền của Việt Nam có thể chia thành hai miền:

  • Miền khí hậu phía Bắc: từ dãy Bạch Mã trở ra.
    • Nhiệt độ không khí trung bình năm trên 20°C.
    • Nửa đầu mùa đông tương đối khô và nửa cuối mùa đông ẩm ướt.
    • Mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều.
  • Miền khí hậu phía Nam: từ dãy Bạch Mã trở vào.
    • Nhiệt độ không khí trung bình năm trên 25°C.
    • Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn 9°C.
    • Khí hậu phân hoá thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

Giải thích

Ranh giới tự nhiên giữa hai miền khí hậu là dãy Bạch Mã. Dãy Bạch Mã là bức tường tự nhiên chắn gió mùa Đông Bắc và tạo nên sự khác biệt giữa hai miền khí hậu:

  • Miền khí hậu phía Bắc có hai mùa là mùa đông và mùa hạ.
  • Miền khí hậu phía Nam chia hai mùa là mùa mưa và mùa khô.

Mùa đông và mùa hè ở miền Bắc

Mùa mưa và mùa khô ở miền Nam

Phân hoá theo chiều đông – tây

Khí hậu nước ta có sự phân hoá giữa vùng biển và đất liền, giữa vùng đồng bằng ở phía đông và vùng núi ở phía tây.

Vùng biển và thềm lục địa có khí hậu ôn hoà hơn trong đất liền.

Vùng đồng bằng ven biển có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Vùng đồi núi phía tây khí hậu phân hoá phức tạp do tác động của gió mùa và hưởng của các dãy núi.

Phân hoá theo độ cao

  • Đai nhiệt đới gió mùa
  • Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
  • Đai ôn đới gió mùa trên núi

Đặc điểm

Đai nhiệt đới gió mùa

Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

Đai ôn đới gió mùa trên núi

Độ cao TB

Miền Bắc

< 600 – 700 m

600 – 700 m ® 2600 m

> 2600 m

Miền Nam

< 900 – 1000 m

900 – 1000 m ® 2600 m

Khí hậu

Mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng > 25oC), độ ẩm thay đổi tuỳ nơi

Khí hậu mát mẻ (nhiệt độ trung bình tháng < 25oC), lượng mưa và độ ẩm tăng

Có tính chất ôn đới (quanh năm nhiệt độ < 15oC).

 

Tuyết rơi ở thị trấn Sapa (Lào Cai)

Đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) với độ cao hơn 1 500m.

Du khách có thể trải nghiệm 4 mùa trong 1 ngày.

Sơ đồ tổng kết nội dung bài học

LUYỆN TẬP

Câu 1: Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới thể hiện?

  1. A. Nhiệt độ trung bình năm dưới 20oC
  2. B. Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC
  3. nhiệt độ trung bình năm 18-22oC
  4. Nhiệt độ trung bình năm trên 25oC

Câu 2: Gió mùa mùa hạ là sự hoạt động mạnh mẽ của gió có hướng:

  1. Tây Nam
  2. Tây Bắc
  3. Đông Bắc
  4. Đông Nam

Câu 3: Phạm vi hoạt động của gió mùa Đông Bắc là

  1. Ở miền Bắc đến Đà Nẵng
  2. Ở miền Bắc đến 11oB
  3. Từ Đà Nẵng đến 11oB
  4. D. Ở miền Bắc đến dãy Bạch Mã

Câu 4: Tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng đến khí hậu nước ta là?

  1. A. Gây ra thời tiết nóng, ẩm theo mùa
  2. B. Tạo sự đối lập giữa Tây Nguyên và Đông Trường Sơn
  3. C. Tạo kiểu thời tiết khô nóng, hoạt động từng đợt
  4. Mùa thu, đông có mưa phùn

Câu 5: Khí hậu phân hóa theo đai ôn đới gió mùa trên núi có tính chất gì?

  1. A. Mùa hạ nóng, khô
  2. B. Mát mẻ, mưa nhiều, độ ẩm cao
  3. C. Mùa đông nhiệt độ dưới 5oC
  4. Có tuyết quanh năm

Dựa vào bảng 4.1, hãy nhận xét sự khác nhau về chế độ nhiệt (nhiệt độ trung bình năm; nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất, lạnh nhất biên độ nhiệt độ năm) giữa Lạng Sơn và Cà Mau.

Bảng 4.1. NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH THÁNG, NĂM TẠI TRẠM KHÍ TƯỢNG LẠNG SƠN VÀ CÀ MAU (oC)

Trạm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

TB năm

Lạng Sơn

13,1

14,7

18,0

22,3

25,5

26,9

27,1

26,6

25,2

22,3

18,4

14,6

21,3

Cà Mau

25,6

26,2

27,3

28,5

28,2

27,7

27,4

27,3

27,2

27,0

26,8

26,6

27,1

 

Yếu tố khí tượng

Trạm

Lạng Sơn

Cà Mau

Nhiệt độ trung bình năm

21.3

27.1

Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất

27.1

28.5

Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất

13.1

25.6

Biên độ nhiệt

14

2.9

 

Nhận xét: Lạng Sơn và Cà Mau có sự khác biệt về chế độ nhiệt.

  • Lạng Sơn nằm ở miền khí hậu phía Bắc nên có nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung Bình tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất thấp hơn so với Cà Mau. Biên độ nhiệt độ năm cao.
  • Cà Mau nằm ở miền khí hậu phía Nam nên nhiệt độ trung bình năm và các tháng cao hơn so với Lạng Sơn. Biên độ nhiệt độ năm thấp.

VẬN DỤNG

Tìm hiểu và cho biết đặc điểm khí hậu ở địa phương em.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn tập kiến thức đã học

Hoàn thành bài tập phần Vận dụng và bài tập trong SBT

Tìm hiểu trước Bài 5: Thực hành

HẸN GẶP LẠI CẢ LỚP TRONG TIẾT HỌC SAU!

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Địa lí 8 KNTT bài 4: Khí hậu Việt Nam

TẢI GIÁO ÁN POWERPOINT BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Giáo án powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Kết hợp nhiều hoạt động giảng dạy hay, video và nhiều trò chơi thú vị

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 400k/kì - 450k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án trình chiếu địa lí 8 KNTT, giáo án điện tử địa lí 8 kết nối bài 4: Khí hậu Việt Nam, giáo án powerpoint địa lí 8 KNTT bài 4: Khí hậu Việt Nam

Bài giảng điện tử Lịch sử và địa lí 8 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay