Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Sinh học 10 bộ sách Chân trời sáng tạo bài 20: Thực hành - Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
GV đặt câu hỏi ôn tập cho HS
+ Quá trình nguyên phân gồm mấy kì? Nêu ý nghĩa của quá trình nguyên phân
+ Quá trình giảm phân gồm mấy kì? Nêu ý nghĩa của quá trình giảm phân
III. PHẦN TRIỂN KHAI KIẾN THỨC
GV chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, mẫu vật và hoá chất theo yêu cầu trong SGK.
+ Dụng cụ: Kính hiển vi, phiến kính (lam), lá kính (lamen), đĩa đồng hồ, kẹp giấy thấm, kim mũi mác, kim nhọn, dao lam, đèn cồn, tranh ảnh các kì phân bào,…
+ Hóa chất: Carmin acetic, cồn, acetic acid 5%, dung dịch Carnoy, HCl 1,5N, aceto – orcein 2%, nước cất,…
+ Mẫu vật: Rễ củ hành, hoa hành, lá cây thài lài tía (cây lẻ bạn),…
GV hướng dẫn cho HS tiến hành thí nghiệm theo từng bước:
Bước 1: Ngâm củ hành cho ra rễ, chọn 4 - 5 rễ hành cho vào đĩa đồng hồ cùng với dung dịch carmin acetic, đun nóng trên đèn Cồn (6 phút) rồi chờ 30 – 40 phút để các rễ được nhuộm màu.
Bước 2: Đặt lên phiến kính một giọt acetic acid 5%, dùng kim mũi mác lấy rễ hành đặt lên phiến kính, dùng dao lam cắt một đoạn mô phân sinh ở đầu chóp rễ chừng 1,5-2 mm.
Bước 3: Đây lá kính lên vật mẫu, dùng giấy lọc hút acid thừa, dùng cán kim mũi mác gõ nhẹ lên lá kính để dàn mỏng tế bào mô phân sinh trên phiến kính.
Bước 4: Đưa iêu bản lên kính hiển vi và quan sát ở các vật kính 10x, 40x, quan sát tiêu bản và vẽ hình vào bảng báo cáo.
Ở mỗi bước, GV giải thích cho HS tại sao chúng ta cần phải làm những bước đó thông qua các câu hỏi:
+ Tại sao phải chọn phần đầu rễ hành?
+ Việc ngâm đầu rễ vào dung dịch carmin acetic có ý nghĩa gì?
+ Tại sao phải dàn mẫu trên lam kính?
+ Tại sao khi dàn mẫu thì chỉ gõ nhẹ lên làm kính? Nếu gõ mạnh tay thì điều gì sẽ xảy ra?
GV hướng dẫn HS quan sát và xác định các kì của quá trình nguyên phân, chụp hình lại các kì đã quan sát được.
2) Quan sát quá trình giảm phân ở tế bào bao phấn
GV phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, mẫu vật và hoá chất theo yêu cầu trong SGK.
GV hướng dẫn cho HS tiến hành thí nghiệm theo từng bước. Ở mỗi bước, GV đặt một số câu hỏi để HS hiểu rõ được quy trình đang làm:
+ Tại sao cần phải tách lấy bao phấn?
+ Việc dầm bao phấn bằng kim nhọn có tác dụng gì? Nếu không dầm bao phấn thì có quan sát được tiêu bản các kì của quá trình giảm phân không?
+ Hai loại hoá chất HCl 1,5N và aceto-orcein 2 % có vai trò gì?
GV hướng dẫn HS quan sát và xác định các kì của quá trình giảm phân, yêu cầu HS chụp hình lại các kì đã quan sát được.
3) Quan sát các kì phân bào ở tế bào động vật trên tiêu bản cố định
GV chuẩn bị 1 trong 2 loại tiêu bản cố định
+ Tiêu bản cố định ở tế bào của một số động vật như: giun, châu chấu, trâu, bò,… để cho HS quan sát quá trình nguyên phân
+ Tiêu bản cố định ở tế bào sinh tinh của lợn, bò,…để cho HS quan sát quá trình giảm phân
GV đặt câu hỏi gợi mở: Tiêu bản cố định là gì?
Trả lời:
Tiêu bản cố định: là tiêu bản mà các tế bào gắn trên đó đã được xử lí qua rất nhiều công đoạn phức tạp như: cố định mẫu; cắt, ép, phết mẫu lên lam kính; đem lam kính đi nhuộm; khử nước; sấy khô mẫu; cố định mẫu vĩnh viễn bằng keo chuyên dụng.
GV hướng dẫn HS quan sát và xác định các kì của quá trình phân bào (nêu rõ tế bào đang ở kì nào của nguyên phân, giảm phân I hay giảm phân II)
GV yêu cầu HS chụp lại các kì đã quan sát được
4) Báo cáo kết quả thực hành:
Các nhóm nghiên cứu mẫu báo cáo (SGK tr.97) và tiến thành viết báo cáo thực hành.
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giáo án Powerpoint Sinh học 10 chân trời sáng tạo, giáo án điện tử Sinh học 10 CTST bài 20: Thực hành - Quan sát tiêu, giáo án trình chiếu Sinh học 10 chân trời bài 20: Thực hành - Quan sát tiêu