Tải giáo án Powerpoint Sinh học 10 CTST bài 5: Các nguyên tố hoá học và nước

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Sinh học 10 bộ sách Chân trời sáng tạo bài 5: Các nguyên tố hoá học và nước. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO CẢ LỚP! CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN BUỔI HỌC NÀY!

KHỞI ĐỘNG

Quan sát hình 5.1 và cho biết:

  • Màng sinh chất được cấu tạo từ những hợp chất nào.
  • Các hợp chất này được tạo thành từ những nguyên tố hóa học nào?
  • Màng sinh chất được cấu tạo từ các hợp chất như carbohydrate, protein, phospholipid.
  • Các hợp chất này được tạo thành từ các nguyên tố như: C, H, O, N, P....

BÀI 5: CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC

NỘI DUNG BÀI HỌC

Các nguyên tố hoá học

Nước và vai trò sinh học của nước

  1. Các nguyên tố hoá học

HOẠT ĐỘNG NHÓM

  • Đọc thông tin mục 1 phần I và quan sát các hình ảnh để tìm hiểu về các nguyên tố hóa học có trong tế bào
  • Hoàn thành phiếu học tập số 1
  1. Các nguyên tố hoá học có trong tế bào

Có khoảng 20-25% nguyên tố hóa học có trong tự nhiên là các nguyên tố cần thiết cho sinh vật. Cơ thể người có khoảng 25 nguyên tố hóa học.

Cơ thể sinh vật được cấu tạo bởi tế bào → Các nguyên tố hoá học có trong cơ thể đều có trong tế bào với các chức năng khác nhau.

Nguyên tố đại lượng chiếm lượng lớn trong cơ thể, gồm các nguyên tố như C, H, O, N, S, P,... là thành phần chủ yêu cấu tạo nên các hợp chất chính trong tế bào như nước, carbohydrate, lipid, protein và nucleic acid.

Nguyên tố vi lượng chiếm lượng rất nhỏ (nhỏ hơn 0,01%), gồm các nguyên tố như Fe, Zn, Cu,...cần thiết cho hoạt động của tế bào và cơ thể, có thể tham gia cấu tạo hồng câu, enzyme,...

Đọc thông tin mục 2 phần I và quan sát các hình ảnh để tìm hiểu về nguyên tố carbon

Thảo luận và trả lời các câu hỏi:

  1. Vì sao nói carbon tạo nên mạch “xương sống” của các hợp chất hữu cơ trong tế bào và tạo nên sự đa dạng về cấu trúc của các hợp chất của cơ thể?
  2. Carbon tham gia cấu tạo của những hợp chất quan trọng nào trong cơ thể?

Mở rộng về nguyên tố carbon

  1. Nước và vai trò sinh học của nước

HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI

Đọc thông tin và quan sát hình 5.5 trong mục 1 phần II để tìm hiểu về cấu tạo và tính chất của nước:

  • Nêu cấu tạo của phân tử nước.
  • Giải thích tính liên kết của phân tử nước?
  1. Cấu tạo và tính chất của nước
  • Trong phân tử nước, nguyên từ O có khả năng hút cặp electron mạnh hơn tạo nên liên kết phân cực với nguyên tử H.
  • Nguyên tử O mang một phần điện tích âm và nguyên tử H mang một phần điện tích dương.

→ Giúp các phân tử nước dễ dàng liên kết với nhau và với nhiều phân tử khác bằng liên kết hydrogen làm cho nước có những tính chất độc đáo.

  1. Vai trò của nước
  • Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo chủ yếu từ nước, sống trong môi trường mà nước là thành phần chủ yếu.
  • Nước là môi trường sinh học trên Trái Đất. Ba phần tư bề mặt Trái Đất ngập trong nước.
  • Là chất duy nhất tồn tại trong tự nhiên ở cả 3 trạng thái vật lí: rắn, lỏng và khí.

HOẠT ĐỘNG NHÓM

  • Đọc thông tin, quan sát hình ảnh mục 2 phần II và thảo luận để hoàn thành phiếu học tập số 2.
  1. Vai trò của nước
  • Nước chiếm khoảng 70 – 90% khối lượng tế bào, là phân tử phân cực có khả năng hình thành liên kết hydrogen với nhau và với nhiều hợp chất khác.
  • Nước là dung môi hòa tan nhiều hợp chất, làm môi trường phản ứng và môi trường vận chuyển.
  • Tham gia trực tiếp vào nhiều phản ứng hóa học.
  • Đóng vai trò điều hòa nhiệt độ tế bào và cơ thể.

LUYỆN TẬP

  • Nhóm 1: Thiết kế sơ đồ tư duy về các nguyên tố hóa học trong tế bào.
  • Nhóm 2: Thiết kế sơ đồ tư duy về nước trong tế bào.

VẬN DỤNG

  • Viết kịch bản đóng vai:
  • Nhóm 1: Nguyên tố đa lượng
  • Nhóm 2: Nguyên tố vi lượng
  • Nhóm 3: Nguyên tố carbon
  • Nhóm 4: Nước
  • Câu hỏi vận dụng:
  1. Việc ghi thành phần dinh dưỡng trên bao bì đựng thực phẩm chế biến sẵn có ý nghĩa gì đối với người tiêu dùng? Cho ví dụ minh họa.
  2. Vì sao cần phải ăn đa dạng các loại thức ăn?
  3. Vì sao không để cơ thể thật khát nước mới uống nước? Cơ thể có biểu hiện như thế nào khi mất nhiều nước? Nêu biện pháp cấp cứu khi cơ thể mất nước do bị sốt cao, tiêu chảy.
  4. Nếu nói cơ thể người sống trong nước thì đúng hay sai? Vì sao?

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ôn lại kiến thức đã học.
  • Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
  • Đọc và tìm hiểu trước Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào.

BÀI HỌC KẾT THÚC, CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE!

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Sinh học 10 CTST bài 5: Các nguyên tố hoá học và nước

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Sinh học 10 chân trời sáng tạo, giáo án điện tử Sinh học 10 CTST bài 5: Các nguyên tố hoá học và, giáo án trình chiếu Sinh học 10 chân trời bài 5: Các nguyên tố hoá học và

 

Bài giảng điện tử Sinh học 10 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay