Tải giáo án Powerpoint Sinh học 11 KNTT bài 17: Cảm ứng ở động vật

Tải bài giảng điện tử powerpoint Sinh học 11 Kết nối tri thức bài 17: Cảm ứng ở động vật. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Giáo án tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

NHIỆT LIỆT CHÀO ĐÓN CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI TIẾT HỌC!

KHỞI ĐỘNG

Làm cách nào mà cơ thể chúng ta có thể phản ứng kịp thời trước rất nhiều kích thích khác nhau đến từ môi trường?

Tay chạm phải vật nóng thì rụt tay lại

Nhìn thấy đèn đỏ thì dừng lại, đèn xanh thì đi tiếp

BÀI 17. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

NỘI DUNG BÀI HỌC

Các hình thức cảm ứng ở động vật

SYNAPSE

Một số bệnh do tổn thương hệ thần kinh và cơ chế giảm đau

Tế bào thần kinh

Phản xạ

Bảo vệ hệ thần kinh đối với chất kích thích

PHẦN I. CÁC HÌNH THỨC CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

THẢO LUẬN NHÓM

Em hãy đọc thông tin mục I.1; I.2; I.3 SGK tr.100 – 101, hoàn thành Phiếu học tập số 1 sau:

Phiếu học tập số 1

Câu 1: Nêu đại diện, cấu tạo hệ thần kinh, hoạt động và tính hiệu quả.

Câu 2: Động vật không có hệ thần kinh phản ứng với kích thích từ môi trường như thế nào?

Câu 3: Tại sao kích thích nhẹ lên thủy tức thì cả cơ thể nó co lại, trong khi nếu kích thích nhẹ vào một chân côn trùng thì chỉ có lại mà không có phản ứng ở các bộ phân khác?

  1. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh lưới

Đại diện:

Ngành Ruột khoang

Cấu tạo hệ thần kinh:

Các tế bào thần kinh phân bố rải rác khắp cơ thể và liên kết với nhau tạo thành mạng lưới thần kinh.

Hoạt động:

Tế bào cảm giác → mạng lưới thần kinh → tất cả biểu mô cơ hoặc các tế bào gai gây ra đáp ứng → cơ thể co lại, gai nhô ra.

Tính hiệu quả:

Kém chính xác và tiêu tốn nhiều năng lượng.

  1. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh chuỗi hạch

Đại diện:

Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp.

Cấu tạo hệ thần kinh:

  • Tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh.
  • Các hạch thần kinh liên kết với nhau thành chuỗi hạch thần kinh nằm dọc cơ thể.

Hoạt động:

  • Mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng xác định trên cơ thể → phản ứng cục bộ.
  • Ở Chân khớp, hạch đầu (hạch não) phát triển mạnh hơn chi phối các hoạt động phức tạp của cơ thể.

Tính hiệu quả:

Chính xác và tiết kiệm được năng lượng.

  1. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh ống

Đại diện:

Động vật có xương sống (Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim và Thú).

Cấu tạo hệ thần kinh:

Thần kinh trung ương (não bộ, tủy sống) và thần kinh ngoại biên (các hạch thần kinh và các dây thần kinh).

Hoạt động:

theo nguyên tắc phản xạ

Thụ thể cảm giác → tủy sống và não bộ → cơ quan đáp ứng (cơ, tuyến) và gây ra đáp ứng.

Tính hiệu quả:

Chính xác và ít tiêu tốn năng lượng.

Câu trả lời 2:

Động vật không có hệ thần kinh phản ứng với kích thích chậm và đơn giản:

Ví dụ: trùng giày tránh xa ánh sáng…

Câu trả lời 3:

  • Thủy tức có hệ thần kinh lưới nên xung thần kinh từ nơi kích thích lan truyền về mạng lưới thần kinh sẽ tiếp tục lan ra khắp cơ thể và gây ra phản ứng toàn thân.
  • Côn trùng có hệ thần kinh hạch, mỗi hạch chịu trách nhiệm phản ứng một vùng cơ thể nhất định → khi kích thích vào chân, hạch phụ trách chân sẽ gây ra phản ứng cục bộ ở chân bị kích thích.

KẾT LUẬN

  • Động vật không có hệ thần kinh phản ứng với kích thích chậm và đơn giản.
  • Động vật có hệ thần kinh mạng lưới phản ứng kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể.
  • Hệ thần kinh chuỗi hạch có thể phản ứng cục bộ với kích thích thông qua hạch thần kinh.
  • Hệ thần kinh ống gồm thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. Não bộ xử lý hầu hết các thông tin và quyết định mức độ và cách phản ứng.

PHẦN II. TẾ BÀO THẦN KINH

THẢO LUẬN NHÓM

Neuron có cấu tạo như thế nào? Ưu thế của neuron có nhiều hơn một sợi nhánh so với chỉ có một sợi nhánh là gì? Giải thích.

Hình dạng của neuron như thế nào cho phép nó truyền tin đi xa?

Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động được hình thành như thế nào?

Tại sao tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi dây thần kinh có bao myelin nhanh hơn trên sợi thần kinh không có bao myelin?

TRẢ LỜI

Neuron có cấu tạo từ thân, sợi nhánh và sợi trục. Sợi nhánh và sợi trục có cấu tạo từ màng sinh chất và tế bào chất. Nhiều sợi trục có thêm bao (vỏ) myelin có tình chất cách điện. Những đoạn nhỏ khong có bao myelin gọi là eo Ranvier.

Neuron điển hình có hình sao, với nhiều sợi nhánh và sợi trục có độ dài khác nhau cho phép truyền tin đi xa.

Khi neuron không bị kích thích thì nó có điện thế nghỉ. Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, bên trong màng tích điện âm so với bên ngoài màng tíc điện dương.

Khi neuron bị kích thích thì điện thế nghỉ biến đổi thành điện thế hoạt động.

Vì bao myelin có tính chất cách điện, do đó trên sợi thần kinh không có bao myelin, điện thế hoạt động lan truyền từ vùng này sang vùng khác kế tiếp.

Trên sợi thần kinh có bao myelin, điện thế hoạt động lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ravier này sang eo Ranvier kế tiếp nên tốc độ lan truyền xung thần kinh nhanh hơn.

PHẦN III. SYNAPSE

Khái niệm

Synapse là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc giữa tế bào thần kinh với tế bào khác.

Phân loại

  • 3 kiểu synapse:
    • Synapse thần kinh – thần kinh.
    • Synapse thần kinh – cơ.
    • Synapse thần kinh – tuyến.
  1. Cấu tạo synapse

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Sinh học 11 KNTT bài 17: Cảm ứng ở động vật

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Bài giảng điện tử Sinh học 11 KNTT, Tải giáo án Powerpoint Sinh học 11 kết nối bài 17: Cảm ứng ở động vật, giáo án powerpoint Sinh học 11 kết nối tri thức bài 17: Cảm ứng ở động vật

Bài giảng điện tử Sinh học 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay