Tải bài giảng điện tử powerpoint Sinh học 11 Kết nối tri thức bài 18: Tập tính ở động vật. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Giáo án tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MÔN SINH
KHỞI ĐỘNG
Tại sao, vào khoảng tháng 4 – 5 hàng năm, chim công trống thường xòe đuôi?
Vì khoảng tháng 4 – 5 là mùa sinh sản của chim công. Khoảng thời gian đó, chim công trống thường xòe rộng bộ lông đuôi lộng lẫy, đi theo sau và nhảy múa ve vãn chim công cái. Đó là tập tính sinh sản của chim công.
BÀI 18. TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
NỘI DUNG BÀI HỌC
Khái niệm và vai trò của tập tính
Tập tính bẩm sinh và tập tính học được
Một số dạng tập tính học được
Pheromone
Một số hình thức học tập ở động vật
Cơ chế học tập ở người
Ứng dụng
Quan sát và mô tả tập tính
Quan sát các ví dụ về tập tính của một số động vật dưới đây, cho biết vai trò của các tập tính đó là gì? Từ đó, rút ra khái niệm về tập tính.
Chim di cư
Hổ săn mồi
Nhện giăng tơ
Cá ngựa đực đẻ con
Chim cánh cụt bơi
Câu 1: Khi nào tập tính được biểu hiện? Lấy một số ví dụ về tập tính ở động vật và cho biết mỗi tập tính đó có ý nghĩa gì đối với động vật.
Tập tính bẩm sinh
Sinh tồn
Sinh sản
Cân bằng nội môi, sinh tồn
Tập tính học được
Chó nghiệp vụ
Khỉ đi xe đạp
Câu 2: Cho biết sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Tìm thêm ví dụ về hai loại tập tính này.
Tập tính bẩm sinh |
Tập tính học được |
Sinh ra đã có, mang tính bản năng. |
Hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm |
Có tính di truyền. |
Không di truyền được. |
Giới hạn về số lượng |
Không giới hạn về số lượng |
Đặc trưng cho loài. |
Đặc trưng cho cá thể. |
Câu 3: Cơ sở của tập tính bẩm sinh và tập tính học được là gì?
Cơ sở của tập tính bẩm sinh: do gene quy định chuỗi các hành động theo trình tự khi có kích thích → bền vững và có tính di truyền.
Cơ sở của tập tính học được: Sự hình thành mối liên hệ thần kinh mới giữa các neuron.
Tập tính làm tổ của chim vừa mang tính bẩm sinh vừa là do học được từ đồng loại vì hoạt động làm tổ được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài chim, đồng thời cũng học được cách trang trí của chim khác cùng loài hoặc khác loài.
KẾT LUẬN
III. MỘT SỐ DẠNG TẬP TÍNH Ở PHỔ BIẾN
Kể tên các dạng tập tính phổ biến ở động vật. Tìm thêm ví dụ cho mỗi tập tính.
Tập tính kiếm ăn
đảm bảo chất dinh dưỡng cho động vật sinh tồn và phát triển.
Tập tính bảo vệ lãnh thổ
bảo vệ được nguồn thức ăn, nơi ở và nơi sinh sản.
Tập tính sinh sản
đảm bảo truyền lại bộ gene cho thế hệ sau, duy trì sự tồn tại của loài.
Kể tên các dạng tập tính phổ biến ở động vật. Tìm thêm ví dụ cho mỗi tập tính.
Tập tính di cư
tránh được khí hậu khắc nghiệt (lạnh giá, nhiệt độ môi trường quá cao, khô hạn…), thiếu thức ăn hoặc tìm được môi trường phù hợp cho sinh sản. VD: cá hồi di cư về đầu nguồn sông để sinh sản…
Tập tính xã hội
tăng hiệu quả săn mồi (ở sư tử, chó sói, cá heo…), báo động, tự vệ tránh kẻ săn mồi (hươu, nai, ngựa vằn…), xây dựng tổ và bảo vệ tổ (ong, kiến…).
Ngoài lợi ích thu được, động vật gặp những bất lợi (trả giá) gì khi thực hiện tập tính?
KẾT LUẬN
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Bài giảng điện tử Sinh học 11 KNTT, Tải giáo án Powerpoint Sinh học 11 kết nối bài 18: Tập tính ở động vật, giáo án powerpoint Sinh học 11 kết nối tri thức bài 18: Tập tính ở động vật