Tải giáo án Powerpoint Sinh học 11 KNTT bài 9: Hô hấp ở động vật

Tải bài giảng điện tử powerpoint Sinh học 11 Kết nối tri thức bài 9: Hô hấp ở động vật. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Giáo án tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

THÂN MẾN CHÀO CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!

KHỞI ĐỘNG

Tại sao cá heo, cá voi sống trong nước nhưng phải thường xuyên nhô lên mặt nước để thở?

BÀI 9

HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT

NỘI DUNG BÀI HỌC

Vai trò của hô hấp

Các hình thức trao đổi khí

Bệnh về hô hấp

Lợi ích của luyện tập thể dục, thể thao đối với hô hấp

  1. VAI TRÒ CỦA HÔ HẤP

Quan sát hình 9.1, đọc mục I – SGK tr.54 và trả lời các câu hỏi sau:

  • Câu 1. Phân tích mối liên quan của các giai đoạn trong quá trình hô hấp.
  • Câu 2. Tại sao cơ thể động vật bắt buộc phải lấy O2 từ môi trường và thải CO2 ra môi trường?

Câu 1

  • Sự thông khí: đưa O2 vào và thải CO2 ra ngoài cơ thể → tạo sự chênh lệch khí O2 và CO2 giữa máu trong mao mạch phổi và không khí trong phế nang
  • Trao đổi khí ở phổi: O2 khuếch tán từ phế nang vào máu và CO2 ngược lại
  • Máu vận chuyển O2 đến tế bào cơ thể.
  • Tế bào nhận O2 từ máu và thực hiện hô hấp tế bào.
  • Khí CO2 sinh ra khuếch tán vào máu và được vận chuyển đến cơ quan trao đổi khí.

à Động vật lấy O2 liên tục từ môi trường cho hô hấp tế bào chuyển đổi thành năng lượng sử dụng cho các hoạt động sống.

Câu 2

Cơ thể động vật bắt buộc phải lấy O2 từ môi trường và thải CO2 ra môi trường vì:

  • Lấy O2 để oxy hóa các chất dinh dưỡng, tạo năng lượng cho tất cả hoạt động sống của cơ thể.
  • Cơ thể thải CO2 vì CO2 tích tụ gây mất cân bằng nội môi, gây độc cho tế bào, gây acid hóa dịch cơ thể dẫn đến thở nhanh, mạnh, tim đập nhanh, mạnh, liên tục… cuối cùng là tử vong

KẾT LUẬN

Hô hấp đảm bảo cho động vật lấy O2 từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 sinh ra từ quá trình chuyển hóa ra ngoài

  1. CÁC HÌNH THỨC TRAO ĐỔI KHÍ
  • Thế nào là bề mặt trao đổi khí?
  • Nguyên lí trao đổi khí là gì?
  • Hiệu quả trao đổi khí phụ thuộc vào yếu tố nào?

Trả lời

  • Bề mặt trao đổi khí là bộ phận hoặc cơ quan thực hiện trao đổi khí O2 và CO2 với môi trường (da, phổi, hệ thống ống khí hoặc bề mặt cơ thể).
  • Nguyên lí: khuếch tán từ nơi có phân áp cao → phân áp thấp và khuếch tán qua bề mặt mỏng, ẩm ướt.
  • Phụ thuộc chủ yếu vào diện tích bề mặt trao đổi khí và hoạt động thông khí

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Em hãy đọc thông tin mục II, quan sát video và hình 9.2 - 9.9 trong SGK tr.57, 58 trả lời câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm:

Nhóm 1

Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.

Nhóm 2

Trao đổi khí qua hệ thống ống khí.

Nhóm 3

Trao đổi khí qua mang.

Nhóm 4

Trao đổi khí qua phổi.

CÁC HÌNH THỨC HÔ HẤP ĐỘNG VẬT

Câu 1. Quan sát Hình 9.2, cho biết thủy tức và giun đất trao đổi khí với môi trường sống như thế nào.

Hình 9.2. Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể ở thủy tức (a) và ở giun đất (b)

Trả lời

  • Ở thủy tức: Các tế bào lớp biểu bì tiếp xúc trực tiếp với nước môi trường, còn các tế bào lót khoang tiêu hóa tiếp xúc với nước trong khoang.
    • Do hô hấp tế bào sử dụng O2 liên tục → O2 trong tế bào giảm nên O2 khuếch tán từ nước vào tế bào.
    • Hô hấp tế bào liên tục tạo ra CO2 làm nồng độ CO2 trong tế bào tăng và khuếch tán vào nước trên toàn bộ cơ thể
  • Ở giun đốt: Mạch bụng mang máu giàu CO2 đến hệ thống mao mạch trên khắp bề mặt da và thực hiện trao đổi khí với môi trường.

→ khí CO2 khuếch tán ra và khi O2 khuếch tán vào máu dưới bề mặt da.

Câu 2. Quan sát Hình 9.3 và giải thích tại sao sự phân nhánh của ống khí có thể giúp côn trùng trao đổi khí rất hiệu quả, đảm bảo đủ O2 cho hoạt động bình thường cũng như các hoạt động tích cực, tiêu tốn nhiều năng lượng.

Trả lời

  • Tạo ra số lượng ống khí tận rất lớn, vì vậy diện tích trao đổi khí giữa không khí trong hệ thống ống khí với các tế bào cơ thể rất lớn.
  • Hoạt động thông khí nhờ thành bụng co dãn, đáp ứng được nhu cầu O2 khi côn trùng hoạt động bình thường cũng như khi hoạt động tích cực.

Câu 3. Nghiên cứu Hình 9.4 và 9.5, cho biết tại sao hệ hô hấp của cá xương trao đổi khí với nước rất hiệu quả?

Hình 9.4. Cấu tạo mang Cá xương (a), hiện tượng dòng chảy song song và ngược chiều (b)

Hình 9.5. Thông khí ở cá xương: (a) hít vào; (b) thở ra

  • Diện tích trao đổi khí của mang lớn nhờ cấu tạo đặc biệt của mang.
  • Dòng máu trong mao mạch chảy song song và ngược chiều với dòng nước chảy qua phiến mang → tối ưu hóa trao đổi khí (hình 9.4).

Cách thông khí giúp dòng nước giàu O2 chảy một chiều qua mang liên tục, không bị ngắt quãng (hình 9.5).

Câu 4: Tại sao hệ hô hấp của người và của Chim trao đổi khí với không khí rất hiệu quả?

Trả lời

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Sinh học 11 KNTT bài 9: Hô hấp ở động vật

TẢI GIÁO ÁN POWERPOINT BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Giáo án powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Kết hợp nhiều hoạt động giảng dạy hay, video và nhiều trò chơi thú vị

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 400k/kì - 450k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm:

Bài giảng điện tử Sinh học 11 KNTT, Tải giáo án Powerpoint Sinh học 11 kết nối bài 9: Hô hấp ở động vật, giáo án powerpoint Sinh học 11 kết nối tri thức bài 9: Hô hấp ở động vật

Bài giảng điện tử Sinh học 11 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay