Tải giáo án Powerpoint Vật lí 10 CTST bài 1: Làm quen với vật lí

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Vật lí 10 bộ sách Chân trời sáng tạo bài 1: Làm quen với vật lí. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI

Có bao giờ các em tự đặt ra câu hỏi cho chính mình rằng: Vật lí nghiên cứu về cái gì? Nghiên cứu vật lí để làm gì và nghiên cứu bằng cách nào?

BÀI 1:

LÀM QUEN VỚI VẬT LÍ

NỘI DUNG BÀI HỌC

  • Đối tượng - Mục tiêu – Phương pháp nghiên cứu của Vật Lí
  • Ảnh hưởng của Vật Lí đến một số lĩnh vực trong đời sống kĩ thuật
  1. Đối tượng - Mục tiêu – Phương pháp nghiên cứu của Vật Lí
  2. Đối tượng nghiên cứu của vật lí.

Theo em đối tượng nghiên cứu là gì? Lấy ví dụ trong môn Ngữ Văn?

  • Theo em, đối tượng nghiên cứu là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.
  • Trong môn ngữ văn, đối tượng nghiên cứu là các tác phẩm văn học, là các cấu trúc ngữ pháp

Đối tượng nghiên cứu của Vật Lí là gì?

Câu trả lời:

Đối tượng nghiên cứu của vật lí là các dạng vận động của vật chất và năng lượng.

  • Em hãy cho biết những lĩnh vực vật lý mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở?
  • Câu trả lời:
  • Những lĩnh vực vật lý mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở: lực, năng lượng, âm thanh, ánh sáng, điện, từ ...
  • Nêu đối tượng nghiên cứu tương ứng với từng phân ngành sau của vật lí: cơ, ánh sáng, điện, từ.

                Câu trả lời:

  • Phân ngành cơ có đối tượng nghiên cứu là: tốc độ, thời gian, quãng đường, lực, moment lực.
  • Phân ngành ánh sáng có đối tượng nghiên cứu là: hiện tượng phản xạ ánh sáng, khúc xạ ánh sáng, tán sắc ánh sáng; các loại quang cụ như gương, thấu kính, lăng kính.
  • Phân ngành điện có đối tượng nghiên cứu là: dòng điện, mạch điện.
  • Phân ngành từ có đối tượng nghiên cứu là: nam châm, từ trường Trái đất, hiện tượng cảm ứng điện từ.
  • Em hãy cho biết, đối tượng nghiên cứu của công trình này là gì?

Câu trả lời:

  • Đối tượng nghiên cứu của công trình này là mối liên hệ giữa năng lượng và khối lượng.
  1. Mục tiêu của vật lí.

Mục tiêu của vật lí là khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng cũng như tương tác giữa chúng ở mọi cấp độ: vi mô và vĩ mô.

  • Quan sát Hình 1.2 thảo luận để nêu thế nào là cấp độ vi mô, vĩ mô?

Câu trả lời:

  • Ở cấp độ vi mô (hình a): vật lý đi nghiên cứu các hạt có kích thước rất nhỏ, bé hơn m như nguyên tử, proton, neutron, electron.
  • Ở cấp độ vĩ mô (hình b): vật lý đi nghiên cứu những vật có kích thước lớn hơn nguyên tử như con người, đồ vật, các vật có kích thước rất lớn tầm cỡ hành tinh, thiên hà, vũ trụ...
  • Em hãy cho biết vai trò của vật lí đối với con người?

Vai trò của vật lí đối với con người:

  • Các định luật vật lí được tìm ra không những giúp con người giải thích mà còn tiên đoán được rất nhiều hiện tượng tự nhiên.
  • Việc vận dụng các định luật này rất đa dạng, phong phú có ý nghĩa thiết thực trong đời sống và nghiên cứu khoa học.
  • Học tập môn vật lí giúp học sinh hiểu được các quy luật của tự nhiên, vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống. Từ đó hình thành những năng lực khoa học và công nghệ.
  1. Phương pháp nghiên cứu của vật lí.
  2. Phương pháp thực nghiệm.
  • Nêu cách mà Galilei đã làm thí nghiệm.

Câu trả lời:

  • Galilei đã làm thí nghiệm về sự rơi tự do bằng cách: Thả rơi hai vật có hình dạng khác nhau nhưng có cùng khối lượng từ đỉnh tháp nghiêng Pisa cao 57m ở nước Ý.
  • Kết quả của thí nghiệm có ý nghĩa gì?
  • Kết quả là hai vật rơi và chạm đất cùng lúc. Kết quả này đã bác bỏ được nhận định của Aristotle cho rằng việc vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ là bản chất tự nhiên của các vật.
  • Từ những kiến thức ở trên, em hãy cho biết phương pháp thực nghiệm là gì?
  • Phương pháp thực nghiệm là dùng những những thí nghiệm cụ thể để kiểm chứng về tính đúng đắn của một giả thuyết, mô hình, lí thuyết. Từ đó bổ sung, hoàn thiện hay bác bỏ giả thuyết, mô hình, lí thuyết đó.
  • Em hãy trình bày một số ví dụ khác để minh họa cho phương pháp thực nghiệm trong vật lí.
  • Thí nghiệm sử dụng ánh sáng để đốt cháy tờ giấy: Người ta đặt một tờ giấy phía dưới một thấu kính. Ánh sáng mặt trời đi qua thấu kính trong một khoảng thời gian nhất định sẽ đốt cháy tờ giấy. Điều này chứng minh rằng ánh sáng có năng lượng.
  • Ta sẽ nghe âm thanh phát ra khi gõ vào thanh kim loại.

Điều này chứng tỏ là âm thanh có thể truyền được trong chất khí.

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Vật lí 10 CTST bài 1: Làm quen với vật lí

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa nếu muôn
  • Giáo án làm theo hướng sinh động, nhiều hình ảnh đẹp nhằm tạo sự thích thú cho học sinh

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Vật lí 10 chân trời sáng tạo, giáo án điện tử Vật lí 10 CTST bài 1: Làm quen với vật lí, giáo án trình chiếu Vật lí 10 chân trời bài 1: Làm quen với vật lí

Bài giảng điện tử Vật lí 10 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay