Tải bài giảng điện tử powerpoint Vât lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 17: Điện trở. Định luật Ohm. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Tải giáo án Powerpoint Powerpoint tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Khi vô tình chạm vào đoạn dây điện bị hở lớp vỏ cách điện, một thợ sửa chữa bị điện giật nhẹ vì có một dòng điện cỡ 10 mA chạy qua người. Nhưng một người khác cũng chạm vào đoạn dây trên có thể nguy hiểm đến tính mạnh do có dòng điện 90 mA chạy qua người. Điều gì tạo nên sự khác biệt này?
BÀI 17:
ĐIỆN TRỞ. ĐỊNH LUẬT OHM
NỘI DUNG BÀI HỌC
01 ĐIỆN TRỞ
Thảo luận 1 (SGK – tr103)
Nêu nguyên nhân chính gây ra điện trở của vật dẫn.
Sự va đập của các electron với các ion dương nằm tại các nút mạng trong quá trình di chuyển dưới tác dụng của điện trường ngoài là nguyên nhân gây ra điện trở.
Điện trở của một vật dẫn là đại lượng đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện của vật dẫn. Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn có giá trị U, dòng điện chạy trong mạch có cường độ I thì điện trở được xác định theo công thức:
Trong hệ SI, điện trở có đơn vị là ôm (Ω).
Ở một nhiệt độ xác định, điện trở của một đoạn dây kim loại phụ thuộc vào hình dạng, kích thước và bản chất vật liệu của nó.
- Điện trở của một đoạn dây kim loại hình trụ chiều dài l, diện tích tiết diện S được xác định theo công thức:
Trong đó ρ là hệ số tỉ lệ, phụ thuộc vào bản chất vật liệu làm dây dẫn, gọi là điện trở suất.
Thảo luận 2 (SGK – tr104)
Tìm hiểu và giải thích vì sao người ta sử dụng đồng để làm dây dẫn điện.
Người ta chọn đồng để làm dây điện vì:
- Đồng được coi là chất dẫn điện lí tưởng. Đồng dẫn điện tốt hơn vàng và chỉ đứng sau bạc một chút.
- Độ dẻo rất cao, rất dễ uốn, dát mỏng,… Điều này giúp dây dẫn làm bằng đồng dễ luồn qua ngóc ngách mà không ảnh hưởng đến sự dẫn điện của dây.
- Khả năng chịu nhiệt cao, điều này hạn chế và giảm thiểu đáng kể các vụ hỏa hoạn do điện.
- Giá thành rẻ so với bạc.
02 ĐỊNH LUẬT OHM
Georg Simon Ohm
Georg Simon Ohm là người đã phát biểu định luật mô tả liên hệ giữa cường độ dòng điện chạy qua một điện trở và hiệu điện thế giữa hai đầu của nó mang tên định luật Ohm.
Cường độ dòng điện I chạy qua một điện trở R tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U đặt vào hai đầu điện trở:
Khi đó, U = IR còn được gọi là độ giảm thế trên R.
Thảo luận 3 (SGK – tr105)
Các công thức (17.1) và (17.3) có tương đương nhau không? Giải thích.
Hãy nhận xét về đường đặc trưng vôn – ampe của vật dẫn kim loại trên
Đối với nhiều loại vật dẫn, trong đó có kim loại, cường độ dòng điện I chạy trong vật dẫn luôn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U đặt vào hai đầu vật dẫn đó ở một nhiệt độ xác định, nghĩa là điện trở của vật dẫn không phụ thuộc vào U hay I. Các vật liệu tạo nên vật dẫn có tính chất này được gọi là vật liệu thuần trở, các vật liệu không có tính chất này được gọi là vật liệu không thuần trở.
03 ĐÈN SỢI ĐỐT VÀ ĐIỆN TRỞ NHIỆT
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Bài giảng điện tử Vật lí 11 CTST, Tải giáo án Powerpoint Vật lí 11 Chân trời Bài 17: Điện trở. Định luật Ohm, Tải giáo án Powerpoint Vật lí 11 chân trời sáng tạo Bài 17: Điện trở. Định luật Ohm