[toc:ul]
- Nắp nồi: có chức năng bao kín và giữ nhiệt. Trên nắp nồi có van thoát hơi giúp điều chỉnh áp suất trong nồi cơm điện.
- Thân nồi: có chức năng bao kín, giữ nhiệt và liên kết các bộ phận khác của nồi. Mặt trong của thân nồi có dạng hình trụ và là nơi đặt nồi nấu.
- Nồi nấu: có dạng hình trụ. Phía trong của nồi nấu thường được phủ lớp chống dính.
- Bộ phận sinh nhiệt: là mầm nhiệt có dạng hình đĩa, thường đặt ở đáy mặt trong của thân nồi, có vai trò cung cập nhiệt cho nồi.
- Bộ phận điều khiển: được gắn vào mặt ngoài của thân nỏi dùng để bật, tắt, chọn chế độ nấu, hiển thị trạng thái hoạt động của nồi cơm điện.
- Khi bắt đầu nấu, bộ phận điều khiển cắp điện cho bộ phận sinh nhiệt, khi đó nồi làm việc ở chế độ nấu.
- Khi cơm cạn nước, bộ phận điều khiển làm giảm nhiệt độ của bộ phận sinh nhiệt, nồi chuyển sang chế độ giữ ấm.
1. Lựa chọn
- Lựa chọn nồi cơm điện cần quan tâm đến dung tích, chức năng của nồi cơm điện sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình.
- Nồi cơm điện thường sử dụng điện áp là 220V, công suất từ 500 - 1500 W, dung tích nồi từ 0,5 - 10 L.
2. Sử dụng
a) Nấu cơm bằng nồi cơm điện
- Chuẩn bị: Vo gạo và điều chỉnh lượng nước vừa đủ, lau khô mặt ngoài của nồi nấu bằng khăn mềm; kiểm tra và làm sạch mặt của mâm nhiệt; đặt nồi nấu khít với mặt trong của thân nồi và đóng nắp.
- Nấu cơm: Cắm điện và bật công tắc ở chế độ nấu; khi nấu xong đèn báo chuyên chế độ giữ ấm; rút phích điện của nồi cơm điện ra khỏi ô lây điện và mang đi sử dụng.
b) Một số lưu ý khi sử dụng
- Đặt nồi cơm điện ở nơi khô ráo, thoáng mát.
- Không dùng tay, vật dụng khác để che hoặc tiếp xúc với van thoát hơi của nồi cơm điện khi nồi đang nấu.
- Không mở nắp nồi để kiểm tra cơm khi đang nấu.
- Không dùng các vật dụng cứng, nhọn chà sát, lau chùi bên trong nồi nấu.