[toc:ul]
a. Thảo luận và xác định ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên đối với cảm xúc của con người
Cảnh quan thiên nhiên là một phần tất yếu trong cuộc sống của con người, giúp mang lại những khoảng thời gian thư giãn có ý nghĩa.
b. Chia sẻ cảm xúc của em trước cảnh quan thiên nhiên tại địa phương
Cảnh quan thiên nhiên có thể đem lại cho con người nhiều cảm xúc tích cực hoặc giúp họ giảm bớt buồn phiền, căng thẳng; tạo hứng thú cho công việc; kích thích sự sáng tạo, khám phá,...
a. Tìm hiểu thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư tại địa phương
- Tên danh lam thắng cảnh
- Xác định những việc làm, biện pháp của người dân góp phần bảo vệ danh lam thắng cảnh
- Lựa chọn một số hình thức khảo sát đánh giá phù hợp
- Xác định đối tượng cần khảo sát
- Tiến hành khảo sát
b. Viết báo cáo đánh giá thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư tại địa phương
Kết quả khảo sát cho thấy những thực trạng đáng lo ngại về môi trường và tình hình bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư.
a. Thảo luận và xác định các biện pháp bảo tổn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương mà học sinh có thể chủ động và tích cực thực hiện
- Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân và khách du lịch trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
- Vệ sinh cảnh quan và môi trường xung quanh cảnh quan thiên nhiên.
b. Tổ chức thực hiện biện pháp bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương
- Lựa chọn các biện pháp bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
- Lập kế hoạch thực hiện (thời gian, địa điểm, cách thực hiện,...).
- Tổ chức thực hiện theo kế hoạch.
- Chia sẻ kết quả thực hiện.
c. Tổ chức thực hiện quảng bá cảnh quan thiên nhiên ở địa phương
- Lựa chọn cảnh quan.
- Xây dựng kịch bản nội dung, hình thức, địa điểm và đối tượng quảng bá.
- Tổ chức thực hiện quảng bá.
- Chia sẻ kết quả thực hiện.
Việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên không chỉ là trách nhiệm của nhà nước, chính quyền địa phương, mà cần cả sự chung tay, tích cực, chủ động của mọi người dân địa phương – trong đó có HS chúng ta.
Bảo vệ môi trường cũng chính là quan tâm, bảo vệ một phần quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
a. Thảo luận và xác định các biện pháp bảo vệ tài nguyên ở địa phương
- Tiết kiệm nguồn nước sạch
- Phân loại rác tại nguồn và bỏ rác đúng nơi quy định
- Khuyến khích việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng hydro để giảm thiểu tác động của các nguồn năng lượng không tái tạo đến môi trường.
- Thúc đẩy việc tái chế và phân loại chất thải
b. Thực hiện tuyên truyền các biện pháp bảo vệ tài nguyên ở địa phương
Tuyên truyền về các biện pháp bảo vệ tài nguyên của địa phương giúp cho người dân trong cộng đồng nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên, cũng như ý thức trách nhiệm của bản thân mỗi người.
c. Chia sẻ kết quả thực hiện tuyên truyền biện pháp bảo vệ tài nguyên ở địa phương
Quá trình xây dựng, thực hiện kế hoạch giúp HS rèn luyện các kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng truyền thông, và kĩ năng giao tiếp với cộng đồng – hành trang cần thiết để mỗi người tự tin bước vào cuộc sống nghề nghiệp sau này.