[toc:ul]
a. Quyền của công dân về khiếu nại
- Tự mình khiếu nại, nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc uỷ quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
- Tham gia đối thoại hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại; được biết, đọc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
- Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó nhận văn bản trả lời về việc thụ lí giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
b. Quyền của công dân về tố cáo
- Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của pháp luật;
- Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
- Được thông báo về việc thụ lí hoặc không thụ lí tố cáo,..;
- Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;
- Rút tố cáo;
c. Nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo
- Trình bày trung thực nội dung khiếu nại, tố cáo;
- Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo;
- Tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật;
- Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác;
- Không lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vi phạm pháp luật, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác...
- Đối với xã hội: ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lí nhà nước; gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; hoãn ngày bầu cử; làm sai lệch kết quả bầu cử; gây lãng phí ngân sách nhà nước;...
- Đối với cá nhân: xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân, cá biệt làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, uy tín, kinh tế, công việc của công dân;...