[toc:ul]
- Khái niệm cung:
Cung là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường với mức giá được xác định trong khoảng thời gian nhất định.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến cung:
+ Giá cả của các yếu tố đầu vào để sản xuất ra hàng hóa.
+ Dịch vụ.
+ Kì vọng của chủ thể sản xuất kinh doanh.
+ Giá bán sản phẩm
+ Số lượng chủ thể tham gia cung ứng,...
- Khái niệm cầu:
Cầu là lường hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu:
+ Giá cả hàng hóa, dịch vụ
+ Thu nhập, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng
+ Giá cả những hàng hóa, dịch vụ thay thế
+ Kì vọng, dự đoán của người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ,...
a. Tìm hiểu mối quan hệ cung-cầu
- Cung-cầu có mối quan hệ chặt chẽ, tác động, quy định lẫn nhau:
+ Cầu xác định khối lượng, có cấu của cung, ví dụ như “đơn đặt hàng” của thị trường cho các nhà sản xuất, cung ứng.
+ Cung tác động đến cầu, kích thích cầu. Những hàng hóa, dịch vụ được cung ứng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng sẽ được ưa thích khiến cho cầu về chúng tăng lên.
b. Tìm hiểu vai trò của quan hệ cung-cầu
- Đối với chủ thể kinh doanh:
+ Quan hệ cung-cầu là tác nhân trực tiếp đến giá cả biến động trên thị trường:
Khi cung nhỏ hơn cầu => giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng.
Khi cung lớn hơn cầu => giá cả hàng hóa, dịch vụ giảm.
Khi cung bằng cầu => giá cả hàng hóa, dịch vụ ở mức ổn định.
+ Là căn cứ đề doanh nghiệp quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh:
Khi cung lớn hơn cầu => giá giảm => thu hẹp sản xuất.
Khi cung nhỏ hơn cầu => giá tăng => mở rộng sản xuất.
- Đối với chủ thể tiêu dùng:
+ Khi cung lớn hơn cầu => giá giảm => nhu cầu tiêu dùng, mua sản phẩm sẽ tăng.
+ Khi cung nhỏ hơn cầu => giá cả tăng => nhu cầu tiêu dùng, mua sản phẩm giảm hoặc có thể chuyển sang mua các sản phẩm thay thế với giá cả rẻ hơn.
- Đối với chủ thể Nhà nước:
Giúp nhà nước có cơ sở để đưa ra các biện pháp, chính sách để duy trì cân đối cung-cầu hợp lí, góp phần bình ổn thị trường.