[toc:ul]
a. Khái niệm và sự cần thiết xây dựng ý tưởng kinh doanh
- Khái niệm:
Là khái niệm trong lĩnh vực kinh doanh chỉ loại ý tưởng có tính sáng tạo, khả thi mang đến lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh.
- Sự cần thiết xây dựng ý tưởng kinh doanh:
Giúp người kinh doanh xác định được những vấn đề cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh:
+ Kinh doanh mặt hàng gỡ (Xác định được đối tượng khách hàng là ai, họ có nhu cầu gì);
+ Kinh doanh thế nào? (Xác định được cách thức mới, có hiệu quả);
+ Kinh doanh cho ai? (Xác định được mục tiêu kinh doanh).
b. Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh
- Lợi thế nội tại: xuất phát từ đam mê, hiểu biết, khả năng huy động các nguồn lực,... của chủ thể kinh doanh.
- Cơ hội bên ngoài: bắt nguồn từ một nhu cầu mới chưa được đáp ứng, lợi thế cạnh tranh, thuận lợi về vị trí triển khai hay thuận lợi từ một chính sách vĩ mô,...
- Cơ hội kinh doanh: sự xuất hiện những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để thực hiện được mục tiêu kinh doanh. Cơ hội kinh doanh có thể xuất hiện từ bên ngoài nhưng cũng có khi do chính chủ thể kinh doanh chủ động tạo ra.
- Ý tưởng kinh doanh được xác định: cơ hội kinh doanh khi có tính bền vững, đáp ứng được nhu cầu hiện tại và có thể duy trì sản phẩm lâu dài, có tính hấp dẫn khi đảm bảo mang lại lợi nhuận và có tính cơ hội khi thời điểm kinh doanh phù hợp.
- Chủ kinh doanh cần dựa trên 4 tiêu chí: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
-> Để đánh giá, khẳng định cơ hội kinh doanh tốt, lấy cơ sở để xây dựng kế hoạch phát huy các điểm mạnh khai thác cơ hội và khắc phục điểm yếu và vượt qua thách thức để kinh doanh thành công.
- Năng lực lãnh đạo: định hướng chiến lược, năng động, sáng tạo, nắm bắt cơ hội kinh doanh.
- Năng lực quản lí: tổ chức, thiết lập các mối quan hệ trong kinh doanh,..
- Năng lực chuyên môn: có kiến thức về chuyên môn ngành đang kinh doanh.
- Năng lực học tập: tích luỹ kiến thức, rèn luyện kĩ năng...