[toc:ul]
a. Những thành tựu chủ yếu về khoa học và kĩ thuật
- Các phát minh về kĩ thuật:
+ Tàu thủy của R.Phơn-tơn.
+ Máy thu hoạch lúa mì của Mác Cây.
+ Máy điện thoại của A.G.Beo.
+ Máy đĩa nghe nhạc và bóng đèn của T.Ê-đi-xơn.
+ Xuất hiện đại bác, súng trường, tàu vỏ thép trọng tải lớn, ngư lôi,…
- Phát minh trong ngành khoa học tự nhiên:
+ Năm 1859: Thuyết tiến hóa của Đác-uyn.
+ Năm 1860: Nghiên cứu về di truyền thông qua các thí nghiệm trên thực vật của Men-đen.
+ Năm 1869: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Men-đê-lê-ép.
+ Năm 1898: Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri tìm ra năng lượng phóng xạ, đặt nền tảng cho ngành nguyên tử học.
- Phát minh trong ngành khoa học xã hội:
+ Khảo cổ học, Nhân chủng học, Xã hội học có bước phát triển vượt bậc.
+ Tâm lí học mới xuất hiện. Tiên phong là Páp-lốp và Dích-mum.
+ Phát minh lớn nhất là Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác và Ph.Ăng-ghen.
b. Tác động của sự phát triển khoa học, kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX
* Tích cực:
- Mang đến hiểu biết sâu sắc về thế giới tự nhiên và xã hội loài người.
- Đưa nhân loại bước vào thời đại văn minh công nghiệp:
+ Máy móc thay thế lao động chân tay.
+ Cuộc sống tiện nghi hơn.
+ Dân số phát triển.
- Các nước Tây Âu trở nên thịnh vượng, tầng lớp người giàu xuất hiện.
* Tiêu cực:
- Người nghèo trong xã hội ngày càng đông hơn.
- Khói bụi của công nghiệp tác động trực tiếp đến môi trường sống của con người.
a. Những thành tựu chủ yếu về văn học và nghệ thuật
- Thành tựu về văn học:
+ Xuất hiện những nhà văn, nhà thơ vĩ đại.
+ Một số tác phẩm kinh điển: Đông Gioăng (Lo Bai-rơn), Ai-van-hô (Oan-tơ Xcốt), Tấn trò đời (Ban-dắc), Những người khốn khổ (Vích-to Huy-gô), Chiến tranh và hòa bình (Lép Tôn-xtôi).
- Thành tựu về âm nhạc:
+ Là thời kì đỉnh cao của dòng nhạc cổ điển.
+ Những nhà soạn nhạc thiên tài: Mô-da, L.Bét-tô-ven, Trai-cốp-xki,…
- Thành tựu về hội họa:
+ Các nghệ sĩ khắc họa hiện thực xã hội của thời đại công nghiệp.
+ Trường phái Ấn tượng phát triển mạnh mẽ (1860 – 1870) ở Pháp.
b. Tác động của sự phát triển văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX
- Phản ánh chân thực thế giới tự nhiên – xã hội, đời sống, khát vọng con người trong thời đại công nghiệp.
- Tác động trực tiếp đến sự hình thành quan điểm tư tưởng của tầng lớp tư sản.
- Cho thấy mặt trái của chủ nghĩa tư bản, góp tiếng nói bênh vực người nghèo khổ.
- Tác động trực tiếp đến cuộc đấu tranh của nhân dân lao động.
- Góp phần tạo nên những cải cách xã hội.