Ôn tập kiến thức lịch sử 8 CTST bài 18: Đông Nam Á

Ôn tập kiến thức lịch sử 8 CTST bài 18: Đông Nam Á. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

1. PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á NỬA SAU THẾ KỈ XIX

Tên thuộc địa

Thời gian

Hoạt động giải phóng dân tộc tiêu biểu

In-đô-nê-xi-a

1873 - 1903

Chiến tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Hồi quốc A-chê.

1890 - 1907

Khởi nghĩa nông dân đảo Gia-va do Sa-min lãnh đạo.

Phi-lip-pin

1892 - 1896

Cuộc đấu tranh theo đường lối ôn hòa của Liên minh Phi-lip-pin do Hô-xê-ri-dan thành lập. 

1896 - 1897

Khởi nghĩa Bô-ni-pha-xi-ô theo xu hướng bạo động.

Việt Nam

1885 – 1896 

Phong trào Cần vương. 

1884 - 1913

Khởi nghĩa Yên Thế. 

Cam-pu-chia

1863 - 1866

Khởi nghĩa của A-cha Xoa chống lại triều đình thân Pháp và thực dân Pháp. 

1861 - 1892

Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha chống thực dân Pháp và triều đình thân Pháp. 

1885 - 1886

Khởi nghĩa nông dân chống Pháp dưới danh nghĩa Hoàng thân Si-vô-tha. 

2. PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á ĐẦU THẾ KỈ XX

- Có sự tham gia của các tầng lớp tri thức, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, công nhân:

+ Hội Thanh niên Phật tử (Mi-an-ma, 1906).

+ Hiệp hội công nhân đường sắt (In-đô-nê-xi-a, 1905).

+ Liên minh xã hội dân chủ In-đô-nê-xi-a (1914).

- Chịu ảnh hưởng của trào lưu dân chủ tư sản phương Tây:

+ Nỗ lực truyền bá tư tưởng dân chủ, kêu gọi cải cách, nâng cao dân trí, dân quyền.

+ Tập hợp quần chúng hướng tới mục tiêu đấu tranh giành độc lập dân tộc từ thấp đến cao: đòi chính quyền thực dân thực thi quyền tự do, dân chủ, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế, đấu tranh chính trị đòi độc lập. 

- Diễn ra theo những hình thức khác nhau:

+ Lào, Cam-pu-chia: khởi nghĩa do hoàng thân, nhà sư, nhân dân yêu nước lãnh đạo.

  • Khởi nghĩa Pha-ca-đuốc (1901 – 1903). 

  • Khởi nghĩa Ong Kẹo (1901 – 1907).

+ Việt Nam: các sĩ phu yêu nước tiến bộ tiếp thu tư tưởng tư sản phương Tây (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,…) khởi xướng. 

+ Mi-an-ma: đấu tranh bảo vệ tôn giáo của dân tộc (Phật giáo), ra đời các tổ chức Phật giáo, đấu tranh chính trị.

+ In-đô-nê-xi-a: giai cấp tư sản dân tộc lớn mạnh, tập hợp thành tổ chức chính trị riêng của mình, lãnh đạo các cuộc đấu tranh.

Tìm kiếm google: Giải lịch sử 8 chân trời sáng tạo bài 18: Đông Nam Á, giải lịch sử 8 sách CTST, giải lịch sử 8 CTST bài 18: Đông Nam Á

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 8 CTST mới

CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

CHƯƠNG 6. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com