[toc:ul]
* Cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng và Nam Kì (1858 – 1867)
- Ngày 1/9/1858: liên quân Pháp, Tây Ban Nha đánh chiếm Đà Nẵng.
→ Nhân dân, quân đội triều đình (dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương) đẩy lùi nhiều đợt tấn công của quân Pháp, Tây Ban Nha.
- Tháng 2/1859: Pháp buộc phải rút phần lớn binh lực tại Đà Nẵng.
- Ngày 17/2/1859: Pháp tấn công Gia Định.
→ Thành Gia Định thất thủ.
→ Triều đình Nguyễn cho xây đại đồn Chí Hòa.
- Ngày 24/2/1861: quân Pháp tung hỏa lực tấn công, hạ đại đồn Chí Hòa.
→ Chiếm 3 tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.
- Tháng 6/1862: Triều đình Huế kí Hiệp ước Nhâm Tuất.
→ 2 bên tạm hòa hoãn.
- Năm 1867: Pháp vi phạm Hiệp ước, chiếm 3 tỉnh miền Tây.
* Cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng và Nam Kì (1867 – 1873)
- Phong trào kháng Pháp của nhân dân Nam Kì dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh địa phương tiếp tục diễn ra khắp nơi, ngày càng lan rộng:
+ Trương Định lập căn cứ ở Gò Công.
+ Võ Duy Dương ở Đồng Tháp Mười.
+ Nguyễn Trung Trực ở Hòn Chông.
+ Nguyễn Hữu Huân ở Tân An.
→ Nhiều lãnh tụ thà chết chứ không chịu hợp tác với kẻ xâm lược.
- Một số nhà nho (Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị) dùng thơ văn để chiến đấu.
* Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất (1873 – 1874)
- Năm 1873:
+ Pháp đánh Hà Nội và Bắc Kì lần thứ nhất.
+ Nguyễn Tri Phương hi sinh.
+ Trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất, Gác-ni-ê từ trận.
- Năm 1874:
+ Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất. Pháp rút quân khỏi Bắc Kì.
+ Sáu tỉnh Nam Kì thuộc về Pháp.
+ Khởi nghĩa Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ - Tĩnh.
* Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882 – 1884)
- Năm 1882:
+ Pháp đánh Hà Nội và Bắc Kì lần thứ hai.
+ Hoàng Diệu tuẫn tiết.
+ Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì.
- Năm 1883:
+ Trận Cầu Giấy lần thứ hai: Ri-vi-e tử trận.
+ Pháp chiếm cửa biển Thuận An (Huế).
+ Triều đình kí Hiệp ước Hác-măng, chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì.
- Năm 1884:
+ Triều đình kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
+ Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.