[toc:ul]
* Bối cảnh lịch sử:
- Sự khủng hoảng của chính quyền phong kiến:
+ Vua Lê bạc nhược.
+ Chúa Trịnh chỉ lo hưởng thụ.
+ Tận thu thuế.
+ Bóc lột nhân dân.
- Các ngành kinh tế đình đốn, suy thoái:
+ Sản xuất nông nghiệp đình đốn.
+ Thủ công nghiệp ngày càng sa sút.
+ Đô thị suy tàn.
- Đời sống nhân dân khó khăn: dắt dìu nhau đi kiếm ăn một cách tuyện vọng.
* Diễn biến chính của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
Diễn biến:
- Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 – 1769):
+ Xây dựng căn cứ ở Điện Biên.
+ Bảo vệ vùng biên giới, giúp dân ổn định cuộc sống.
+ Năm 1769, khởi nghĩa bị dập tắt.
- Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 – 1751):
+ Tập hợp nghĩa quân, xây dựng căn cứ ở Vĩnh Phúc, mở rộng sang Sơn Tây, Tuyên Quang, Việt Trì, Thái Nguyên.
+ Năm 1751, Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại.
- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 – 1751):
+ Địa bàn khởi nghĩa ở Đồ Sơn, Vân Đồn, mở rộng vào Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.
+ Năm 1751, quân Trịnh tấn công, khởi nghĩa thất bại.
Nguyên nhân thất bại:
- Rời rạc, không có sự liên kết thống nhất.
- Thành phần chủ yếu là người nông dân, kĩ năng hành quân, đánh trận hạn chế.
- Chúa Trịnh thẳng tay đàn áp (lực lượng quân đội chính quy), chia rẽ nhân dân (giảm vài thứ tô thuế, giảm lao dịch cho dân phiêu tán).
- Buộc chính quyền Đàng Ngoài phải thực hiện một số chính sách: khuyến khích khai hoang, cho nông dân lưu tán trở về quê.
- Làm lung lay chính quyền “vua Lê – chúa Trịnh”.