[toc:ul]
a. Cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng và Nam Kì (1858 – 1862)
- Ngày 1/9/1858:
+ Liên quân Pháp - Tây Ban Nha mở cuộc tấn công Đà Nẵng.
+ Quân dân Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương kháng cự quyết liệt.
→ Bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.
- Tháng 2/1859:
+ Quân Pháp kéo vào chiếm thành Gia Định, đánh rộng ra.
+ Quân triều đình chống cự yếu ớt, tan rã.
+ Nhân dân địa phương tự động nổi lên lánh giặc.
- Năm 1860: Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân xây dựng Đại đồn Chí Hoà, tổ chức phòng thủ.
- Ngày 24/2/1861:
+ Quân Pháp tập trung mở cuộc tấn công Đại đồn Chí Hoà, mở rộng đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
+ Quân triều đình kháng không cản được giặc. Đại đồn Chí Hoà thất thủ.
+ Nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy chiếc tàu Ết-pê-răng (Hi Vọng) của quân Pháp trên sông Nhật Tảo (12 - 1861).
- Cuối tháng 3/1862:
+ Quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.
+ Nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.
b. Nhân dân Nam Kì tiếp tục kháng chiến (1862 – 1874)
Hành động của thực dân Pháp | Thái độ của triều đình nhà Nguyễn | Thái độ và hành động của nhân dân ta |
Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn, năm 1867, thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì. | Sau khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất, Triều đình Huế: - Tập trung đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Bắc Kì và Trung Kì. - Ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân ở Nam Kì. | Nhân dân tiếp tục kháng chiến mạnh mẽ: - Cuộc kháng chiến của Nguyễn Trung Trực: + Nghĩa quân từ căn cứ Hòn Chông vượt biển tập kích đồn Kiên Giang. + Khi bị bắt, đưa ra chém, Nguyễn Trung Trực tuyên bố: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. - Cuộc kháng chiến của Trương Định: + Nghĩa quân lập căn cứ ở Gò Công, Tân Phước. + Bị bất ngờ tấn công, Trương Định rút gươm tự sát, bảo toàn khí tiết. + Trương Quyền (con trai Trương Định) chiến đấu thêm một thời gian nữa. - Nhà nho Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị,…, dùng thơ văn: + Lên án tội ác của giặc, chế giễu bọn tay sai bán nước. + Ca ngợi gương chiến đấu hi sinh của nghĩa quân. - Cuộc kháng chiến của Nguyễn Hữu Huân: + Ông bị bắt đi đày, được thả về và tiếp tục chống Pháp. + Bị giặc bắt lần thứ hai, đưa ra hành hình, ông làm thơ, khẳng định tinh thần yêu nước. |
a. Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất (1873 – 1874)
Hành động xâm lược của thực dân Pháp | Hành động chống Pháp của quân và dân ta |
- Tháng 11/1873: + Thực dân Pháp cử Ph. Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc, dùng vũ lực chiếm thành Hà Nội. + Tống đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy binh sĩ anh dũng chống cự. Ông bị thương, bị giặc bắt nhưng đã tuyệt thực để bảo toàn khí tiết. - Ph. Gác-ni-ê cho quân mở rộng đánh chiếm nhiều tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Hồng. - Ngày 21/12: + Quân Pháp tiến lên Sơn Tây, qua khu vực Cấu Giấy. + Quân triều đình phối hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích địch ở đây, giết chết tên chỉ huy Ph. Gác-ni-ê. - Ngày 15/31874: Triều đình Huế kí với Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất, thừa nhận chủ quyền của Pháp ở cả sáu tỉnh Nam Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác. | Quân dân ta ở khắp nơi đã nổi lên kháng chiến: - Cuộc chiến đấu của binh sĩ triều đình ở cửa ô Thanh Hà (Hà Nội), - Cuộc chiến đấu của các đội nghĩa binh dưới sự lãnh đạo của cha con Nguyễn Mậu Kiến (Thái Bình), Phạm Văn Nghị (Nam Định)... |
b. Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882 – 1884)
Thời gian | Hành động của thực dân Pháp | Thái độ, hành động của nhà Nguyễn | Thái độ, hành động của nhân dân ta |
1882 | 25/4: quân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội. | Lo sợ, cử người đi cầu cứu nhà Thanh. | - Anh dũng chống trả nhưng thất bại. - Tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết trong vườn Võ Miếu. |
1883 | - Quân Pháp tỏa đi đánh chiếm Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định, nhiều tỉnh thành khác. - 19/5: Ri-vi-e chỉ huy cánh quân đánh ra Cầu Giấy. - 18/8: quân Pháp mở cuộc tấn Thuận An (cửa biển sát kinh thành Huế). | - Nuôi ảo tưởng quân Pháp trả lại thành Hà Nội. - Hoảng hốt cử người tới điều đình, kí với đại diện Pháp Hiệp ước Hác-măng do Pháp thảo sẵn. | - Các đội nghĩa binh ở nhiều địa phương kiên cường chiến đấu. - Quân ta tổ chức phục kích, tiêu diệt Ri-vi-e, nhiều lính Pháp. - Chiến thắng Cầu Giất lần thứ hai cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta. - Cuộc chiến đấu chống Pháp tiếp diễn ở các tỉnh Bắc Kì. |
Thời gian | Người đề xuất | Nội dung đề nghị |
1863 - 1871 | Nguyễn Trường Tộ | Chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương, tài chính, chỉnh đốn võ bị, ngoại giao, cải tổ giáo dục. |
1868 | Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điền | Mở cửa biển Trà Lý (Nam Định), đẩy mạnh khai hoang, khai mỏ, mở mang thương nghiệp, củng cố quốc phòng. |
1872 | Viện Thượng bạc | Mở 3 cửa biển miền Bắc và miền Trung, phát triển ngoại thương. |
1877 - 1882 | Nguyễn Lộ Trạch | Gửi các bản “Thời vụ sách” (thượng và hạ) lên vua Tự Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. |