[toc:ul]
a. Nông nghiệp
Tình hình | Đàng Ngoài | Đàng Trong |
Sản xuất nông nghiệp | Nông nghiệp sa sút nghiêm trọng. | Nông nghiệp phát triển rõ rệt, nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. |
Ruộng đất công/ ruộng đất khai hoang | Tình trạng biến ruộng công thành ruộng tư ngày càng phổ biến. | Khai hoang. |
Tình trạng nông dân mất đất | Nông dân mất ruộng đất. | Tình trạng nông dân mất ruộng chưa nghiêm trọng. |
Thiên tai, mất mùa; tô, thuế,… | - Nộp tô cho địa chủ, nộp thuế cho nhà nước, thực hiện nhiều nghĩa vụ khác. - Tình trạng thiên tai, mất mùa, đói kém, khiến nông dân nghèo ở nhiều địa phương phải bỏ làng đi phiêu tán. | - Điều kiện tự nhiên thuận lợi. |
b. Thủ công nghiệp
- Duy trì hoạt động của quan xưởng để phục vụ nhu cầu của vua quan, binh lính.
- Nghề thủ công trong nhân dân: phát triển mạnh mẽ với nhiều làng nghề nổi tiếng khắp Đàng Trong, Đàng Ngoài.
c. Thương nghiệp
- Buôn bán trong nước mở rộng qua hệ thống các chợ.
- Buôn bán với nước ngoài phát triển.
- Các đô thị hưng thịnh, trở thành trung tâm buôn bán lớn, nơi giao thương với thương nhân nước ngoài: Thăng Long, Phố Hiến, Thành Hà, Hội An, Gia Định.
- Nửa sau thế kỉ XVIII, thành thị dần suy tàn.
Lĩnh vực | Thành tựu |
Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng | - Tôn giáo: + Phật giáo, Đạo giáo: được phục hồi. + Công giáo: được truyền bá vào nước ta. - Tín ngưỡng: giữ được các nét đẹp trong truyền thống. |
Chữ viết | Chữ Quốc ngữ ra đời và dần được sử dụng phổ biến. |
Văn học | - Văn học chữ Nôm: phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là thơ Nôm, truyện Nôm. Các nhà văn, nhà thơ tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ. - Văn học dân gian: có nhiều thể loại phong phú, đặc biệt thời kì này có truyện Trạng, truyện tiếu lâm. |
Nghệ thuật dân gian | - Nghệ thuật điêu khắc: những tác phẩm chạm khắc tự nhiên, mềm mại mô tả cảnh sinh hoạt thường ngày của nhân dân; tượng Phật rất đặc sắc. - Nghệ thuật sân khấu: nhiều loại hình rất đa dạng. |
- Nhận xét:
+ Trong các thế kỉ XVI - XVIII, nhân dân Đại Việt đã đạt được nhiều thành tựu lớn trên các lĩnh vực văn hóa, tôn giáo.
+ Những thành tựu này là minh chứng cho tài năng, tư duy sáng tạo và sự lao động miệt mài của người dân. Nhiều thành tựu văn hóa ở thời kì này vẫn được bảo tồn, gìn giữ và sử dụng cho đến ngày nay.
+ Đã diễn ra sự tiếp xúc và giao lưu giữa văn minh Đại Việt với văn minh phương Tây, đưa đến nhiều chuyển biến mới trong đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân Đại Việt.