[toc:ul]
1. Tác giả
- Tên: A. X. Puskin
- Năm sinh- năm mất: 1799 – 1837
- Vị trí: được mệnh danh là “Mặt trời thi ca Nga”.
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: 1833, được kể lại bằng 205 câu thơ dựa trên truyện dân gian Nga, Đức nhưng có sự sáng tạo của Puskin.
3. Đọc- kể tóm tắt
- Nhân vật chính: mụ vợ
- Ngôi kể: ngôi thứ ba
- PTBĐ: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
4. Bố cục:
+ Phần 1 (Từ đầu đến "vợ ở nhà kéo sợi"): Giới thiệu gia cảnh của ông lão.
+ Phần 2 (Tiếp đến "làm theo ý muốn của mụ"): Sự đền ơn của cá vàng và sự đòi hỏi, vô ơn của người vợ.
+ Phần 3 (Còn lại): Kết cục của sự tham lam.
1. Nhân vật ông lão
- Gia cảnh khó khăn: ở trong một túp lều nát trên bơ biển, ngày ngày chồng đi thả lưới, vợ ở nhà kéo sợi.
- Tính cách: chăm chỉ, hiền lành, tốt bụng => hình ảnh người lao động Nga.
- Thái độ và hành động của ông lão:
+ Phục tùng mụ vợ vô điều kiện
+ Trước những lời mắng mỏ, đòi hỏi của vợ: răm rắp làm theo, không dám trái ý cũng không phản kháng.
=> nhu nhược
2. Nhân vật mụ vợ
- Tham lam vô độ:
+ đòi hỏi vật chất (cái máng, cái nhà) đến danh vọng, quyền hành (nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng, Long vương)
+ Lòng tham ngày càng tăng, đòi hỏi vô lí.
- Bội bạc, nhẫn tâm:
+ Không tỏ ra biết ơn, tôn trọng chồng.
+ Mỗi lần thỏa mãn lại bội bạc hơn => vượt qua giới hạn.
=> Là người nông dân nhưng lại mang bản chất của giai cấp thống trị, bóc lột.
- Kết cục: : "mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ"
→ Sự trừng trị trước những người tham lam, vô ơn.
3. Các nhân vật thiên nhiên
a. Thái độ của biển cả
- Biển cả: từ êm ả => gợn sóng => nổi sóng dữ dội => giông tố mù mịt => hiện tượng nghệ thuật tương trưng cho công lí của nhân dân.
- Nghệ thuật: tăng tiến lặp lại góp phần đắc lực vào việc thực hiện chủ đề của truyện.
b. Thái độ của Cá vàng
- Cá vàng đáp ứng tất cả các yêu cầu của ông lão => Cá vàng tượng trưng cho khả năng kì diệu của con người.
- Cá vàng tượng trưng cho khả năng kì diệu của con người, có thể làm ra, thỏa mãn nhiều yêu cầu, ước muốn.
- Cá vàng trả ơn ông lão, nhưng sau đó vì sự đòi hỏi không biết điểm dừng của mụ vợ nên đã tước đoạt lại hết tất cả.
=> Cá vàng đại diện cho lòng tốt, cái thiện. Tượng trưng cho công lí xã hội: thưởng người hiền, phạt người ác.
1. Nội dung
Ông lão đánh cá và con cá vàng là truyện cổ tích dân gian do A. Puskin kể lại. Truyện ngợi ca lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.
2. Nghệ thuật
- Truyện sử dụng những biện pháp nghệ thuật rất tiêu biểu của truyện cổ tích như: sự lặp lại tăng tiến của các tình huống cốt truyện, sự đối lập giữa các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường