[toc:ul]
- Là thành phần phụ trong câu, chỉ bối cảnh (thời gian, vị trí, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, tính chất,...) của sự việc nêu trong câu (thực chất là bối cảnh của sự việc nêu ở vị ngữ).
- Trả lời cho các câu hỏi Khi nào?, Ở đâu?, Vì sao?, Để làm gì?, Bằng gì?, Như thế nào?...
- Mặc dù không phải là thành phần bắt buộc trong cấu trúc của câu trò quan trọng về ý nghĩa và có chức năng liên kết các câu, các đoạn trong văn bản.
Bài tập 1:
– Cụm từ “ngày hôm nay” ở câu b là trạng ngữ.
– Căn cứ để xác định cụm từ “ngày hôm nay” ở câu b là trạng ngữ:
+ Về vai trò củ pháp, khác với chủ ngữ ("ngày hôm nay” ở câu a) là thành phân
chính (có tính bắt buộc), trạng ngữ là thành phần phụ không bắt buộc trong câu: có thể lược bỏ trạng ngữ “ngày hôm nay” ở câu b mà không ảnh hưởng đến tính trọn vẹn của câu
+ Về ý nghĩa, cụm từ “ngày hôm nay” ở câu b) chỉ thời gian diễn ra sự việc nêu ở vị ngữ. Đây là ý nghĩa đặc trưng của trạng ngữ.
- Về hình thức, cụm từ “ngày hôm nay” ở câu b) trả lời cho câu hỏi Khi nào? (là câu hỏi đặc trưng của trạng ngữ).
Ngoài ra, khi đứng đầu câu hoặc trước vị ngữ, trạng ngữ thường được tách biệt bởi dấu phẩy (còn chủ ngữ nói chung không có đặc điểm này).
Bài tập 2:
- Ba trạng ngữ chỉ thời gian: một hôm, hôm đó, kể từ hôm đó.
- Tác dụng:
+ Trạng ngữ một hôm nêu bối cảnh thời gian chung của câu chứa nó và các câu còn lại trong đoạn (các sự việc nêu ở những câu trong đoạn đều xảy ra vào một hôm). Nhờ đó, các câu trong đoạn được gắn kết với nhau về ý nghĩa.
+ Trạng ngữ kể từ hôm đó đánh dấu một mốc thời gian mới gắn với sự chuyển đổi về tâm lí của người anh trong câu chuyện.
Bài tập 3:
+ Ở câu a), việc lược bỏ trạng ngữ (Làng quê toàn màu vàng.) sẽ khiến câu thu được mang một ý nghĩa không phù hợp, không chân thực (vì đặc điểm toàn màu vàng chỉ phù hợp về nghĩa với làng quê vào mùa đông, giữa ngày mùa (chứ không phù hợp về nghĩa với làng quê vào các mùa khác).
+ Ở câu b), việc lược bỏ trạng ngữ (trong tranh) sẽ khiến cậu không diễn đạt được ý nghĩa: chú bé đang ngôi nhìn ra ngoài cửa số là nhân vật ở trong tranh chứ không phải người ở ngoài đời sống hiện thực.
+ Ở câu c), sau khi lược bỏ trạng ngữ, câu thu được (Má đạp xe đi về...) sẽ không thể hiện được nỗi vất vả của người mẹ (trong suy nghĩ của người con – nhân vật Thủy).
- Nhận xét về vai trò của trạng ngữ đối với ý nghĩa của câu :
Tuy là thành phần phụ không bắt buộc (về cú pháp) nhưng trạng ngữ có vai trò quan trọng ý nghĩa. Điều này thể hiện ở chỗ trong nhiều trường hợp, việc lược bỏ trạng ngữ sẽ khiến nghĩa của câu không đầy đủ, rõ ràng, không phù hợp với nội dung cần biểu đạt
Bài tập 4:
– Ở câu a1 trạng ngữ chỉ mục đích (để biết chính xác hơn nữa) được đặt trước cụm chủ vị; còn ở câu a2 trạng ngữ này được đặt sau cụm chủ vị. Sở dĩ cách diễn đạt ở câu a, được lựa chọn vì cách diễn đạt này giúp tạo sự liên kết chặt chẽ giữa câu chứa nó với câu đứng trước và thể hiện được rõ hơn ý nhấn mạnh vào thông tin nêu ở trạng ngữ. Ngoài ra, cách diễn đạt này còn để tránh lặp cấu trúc, khiến chuỗi câu đơn điệu.
– Ở câu b1 trạng ngữ chỉ vị trí (trước đền) được đặt ở đầu câu (ngay sau câu đứng trước). Ở câu b2 trạng ngữ này được chuyển xuống vị trí cuối câu. Sở dĩ tác giả chọn cách diễn đạt ở b, vì cách diễn đạt này giúp tạo sự liên kết chặt chẽ hơn, liền mạch hơn giữa câu chứa nó với câu đứng trước. Nếu đặt trạng ngữ ở cuối câu như cách diễn đạt ở b2 mối liên hệ giữa câu chứa trạng ngữ và câu đứng trước sẽ trở nên rời rạc.
Bài tập 5
HS thực hành viết đoạn văn.