Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 CTST bài 3: Làm một bài thơ lục bát

Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 chân trời sáng tạo bài 3: Làm một bài thơ lục bát. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Sáng tác

- Thơ phải được viết ra bằng suy nghi và cảm xúc chân thành.

2. Yêu cầu đối với bài thơ lục bát

a. Yêu cầu về nội dung

+ Thể hiện được cách nhìn, cách cảm nhận mới lạ, sâu sắc, thú vị về cuộc sống.

b. Yêu cầu về nghệ thuật

- Ngôn ngữ: hàm súc, gợi hình, gợi càm.

- - Sử dụng các biện pháp tu từ như nhân hoá, so sánh, điệp từ, điệp ngữ,... để tạo những liên tưởng độc đáo, thú vị.

- Sử dụng vần, nhịp một cách hợp lí để làm tàng giá trị biểu đạt của ngôn từ.

- Lục bát là thể thơ yêu cầu người viết tuân thủ quy định về số chữ, vần, nhịp, thanh điệu,... khá chặt chẽ.

II. PHÂN TÍCH VÍ DỤ

1. Cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 là:

"Củ khoai nướng/ để cả chiều/ thành tro" khác với cách ngắt nhịp thông thường trong thơ lục bát đã góp phần diễn tả cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ, khi khoảnh khắc hoàng hôn đang đến.

2. Đảm bảo sự hiệp vần và phối hợp thanh điệu của bài thơ.

3. Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ:

Được thể hiện bằng một vài chi tiết, một vài nét tiêu biểu: chăn trâu, thả diều, nướng khoai đến những nét tiêu biểu như gió đông hay khoảnh khắc hoàng hôn đến.  

=> Việc sử dụng các chi tiết chấm phá, tiêu biểu, ngôn từ giản dị nhưng giàu sức gợi đã tạo nên bức tranh đồng quê thanh bình, yên ả.

4. Cảm xúc của tác giả:

Được thể hiện gián tiếp qua việc kể về buổi chiều chăn trâu, thả diều, nước khoai, cảm nhận ấy còn được thể hiện qua cảm nhận về “gió đông”, về khoảnh khắc hoàng hôn đang dần buông. 

5. Nét độc đáo trong nghệ thuật: 

+ Phép đối giữa ít - nhiều, rạ rơm (hữu hình) với gió đông (vô hình). 

+ Sự liên tưởng độc đáo: củ khoai nướng bị cháy hồng rực đến cảnh hoàng hôn bao trùm không gian rộng lớn.

6. Khi làm thơ lục bát cần chú ý về vần, nhịp, thanh điệu.

III. THỰC HÀNH

Đề bài: Hãy làm một bài thơ lục bát thể hiện cảm xúc, suy ngẫm cảu em về một cảnh đẹp hoặc một sự việc mà em từng chứng kiến.

- Quy trình viết gồm 3 bước

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 6 CTST bài 3: Làm một bài thơ lục bát, ôn tập ngữ văn 6 CTST, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 6 CTST

Xem thêm các môn học

Soạn văn 6 chân trời sáng tạo

Soạn văn 6 tập 1 chân trời sáng tạo

Soạn văn 6 tập 2 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com