[toc:ul]
1. Xét ví dụ
- Từ “trả thù” trong câu trên là cách nói thể hiện sự đùa nghịch, vô tư của trẻ thơ.
2. Nhận xét
- Dấu ngoặc kép để đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường.
1. Xét ví dụ
2. Nhận xét
- Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, thường là tập hợp của các câu, đoạn, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và nhằm đạt một mục tiêu giao tiếp nhất định.
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, thường do nhiều câu tạo thành và có những đặc điểm sau:
+ Biểu đạt một nội dung tương đối trọn vẹn.
+ Bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.
+ Có thể có câu chủ đề hoặc không có câu chủ đề. Câu chủ đề nêu ý chính trong đoạn. Câu chủ đề có thể đứng đầu hoặc cuối đoạn văn.
Bài tập 1
Từ trong ngoặc kép | Nghĩa thông thường | Nghĩa theo dụng ý của tác giả |
liều mình như chẳng có | quyết hi sinh | hăng máu (chì con dế) |
thảm thiết | thê thảm, thống thiết | trớ trêu (tình huống của nhân vật) |
trùm sò | người ích kỉ, luôn tìm cách thu lợi cho mình | ích kỉ (tính cách của trẻ con, được đặt trong ngoặc kép để giảm mức độ nghiêm trọng) |
thu vén cá nhân | chăm lo cho lợi ích cá nhân của mình | ích kỉ (tính cách của trẻ con, được đặt trong ngoặc kép để giảm mức độ nghiêm trọng) |
làm giàu | làm cho trở nên giàu có, nhiều của cải, tiền bạc | tích luỹ thêm viên bi (hành động của nhân vật Lợi) |
Bài tập 2
HS tự đặt câu.
Bài tập 3
HS tự làm
Bài tập 4
- Đoạn 1 có câu chủ đề.
- Đoạn 2 không có câu chủ đề.