[toc:ul]
1. Tác giả
- Giắc Can-phiu và Mác Vich-to Han-xen
2. Tác phẩm
1. Đọc, chú thích
2. Phân tích
2.1. Nhân vật người chị
* Trong cuộc sống hàng ngày
- Thái độ: ghét em, khó chịu khi đi cùng.
- Hành động: trừng mắt, dọa em sợ, gọi bằng đủ biệt danh xấu xí. giả vờ tốt bụng trước mặt mọi người,
- Nguyên nhân: vì em mình không được bình thường, khiến người khác tò mò, để ý.
* Sự thay đổi của người chị
- Trong một lần nói chuyện, người chị đã nhẹ nhàng hỏi chuyện, chăm chú lắng nghe => thể hiện sự mở lòng của người chị với đứa em.
- Người chị nhận thấy em trai mình đầy hoài bão, tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hoạt ngôn.
=> thay đổi nhận thức, suy nghĩ về đứa em.
- Khi nghe được cuộc nói chuyện giữa bố và em trai: người chị đã bật khóc vì biết em yêu quý, trân trọng mình.
- Người chị đã thay đổi: biết quan tâm, chăm lo và yêu thương em mình hơn.
=> chính lòng tốt của người em đã cảm hóa người chị và giúp chị nhận ra được tình thân trong gia đình.
2.2. Nhân vật người em
- Hình dáng: đôi mắt to đen láy, thể hiện sự e dè.
- Tính cách: hay cười vì không lí do gì, em không giống những đưa trẻ khác.
=> mọi người đều nhìn chằm chằm vì em khác thường.
- Dù bị chị mắng mỏ, quát nạt nhưng người em vẫn rất yêu quý chị.
=> là người có tình cảm trong sáng, nhân hậu.
1. Nội dung – Ý nghĩa:
- Truyện kể về cách cư xử của chị em trong gia đình. Qua đó, truyện gửi gắm ý nghĩa để gia đình gắn kết, yêu thương nhau rất cần sự quan tâm, lắng nghe, chia sẻ của mọi thành viên.
2. Nghệ thuật
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất, giúp nhân vật bộc lộ được những tâm trạng, cảm xúc chân thực, gay xúc động cho người đọc.