Ôn tập kiến thức ngữ văn 7 CTST bài 1: Đọc Sang thu (Hữu Thỉnh)

Ôn tập kiến thức ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 1: Đọc Sang thu (Hữu Thỉnh). Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Hữu Thỉnh (1942), tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Năm 1963, ông tham gia quân đội và bắt đầu sáng tác thơ.

- Hữu Thỉnh tham gia BCH Hội Nhà văn khóa III, IV, V.

- Là Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam từ 2001 – 2021.

- Thơ Hữu Thỉnh thường có những liên tưởng độc đáo thể hiện những suy tư giàu chất nhân văn và cái nhìn mang màu sắc triết lí về cuộc sống.

2. Tác phẩm

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Đường tới thành phố (1979), Từ chiến hào tới thành phố (1991), Thư mùa đông (1994), Trường ca biển (1994),…

- Bài thơ Sang thu được in trong tập thơ Từ chiến hào đến thành phố, NXB Văn học, 1991.

3. Thể loại và bố cục

- Thể thơ: thơ năm chữ.

- PTBĐ: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.

- Bố cục: 2 phần:

+ Phần 1: Khổ 1+2: Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu và cảm nhận của nhà thơ về thiên nhiên lúc giao mùa.

+ Phần 2: Khổ 3: Những suy ngẫm của nhà thơ.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Cảm nhận về thiên nhiên lúc giao mùa

- Bỗng => ngạc nhiên, bâng khuâng.

- Hình như => không chắc chắn, chưa dám tin.

=>Sự bâng khuâng của tâm hồn nghệ sĩ.

- Cách ngắt nhịp: Cách ngắt nhịp ở khổ 2 và 3 thường là 3/2, chỉ có khổ 1 đáng lưu ý:

  • Câu 1 và câu 3: 3/2
  • Câu 2 và câu 4: 2/3

=> Sự luân chuyển trong cách ngắt nhịp góp phần thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ: sự xao xuyến, bâng khuâng khi bất chợt nhận ra sự chuyển động mơ hồ của thiên nhiên từ hạ sang thu.

2. Dấu hiệu giao mùa từ hạ sang thu

- Hương ổi: hương thơm bình dị của làng quê, là một sự vật vô hình, được cảm nhận qua khứu giác.

- Gió se: dấu hiệu lúc thu sang, được cảm nhận qua xúc giác.

- Sương: dấu hiệu lúc thu sang, được cảm nhận bằng thị giác.

=> Mùa thu được cảm nhận qua các giác quan: khứu giác, xúc giác và thị giác.

- Hình ảnh: sông dềnh dàng, chim vội vã, đám mây vắt nửa mình, cơn mưa vơi dần => Phép nhân hóa, làm cho những dấu hiệu của mùa thu sang chuyển dịch từ vô hình sang hữu hình => Mùa thu được cảm nhận qua không gian: đất, nước, trời.

* Nghệ thuật:

- Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa với

các từ ngữ mang sắc thải biểu cảm cao: phả, chùng chình, dềnh dàng, vắt.

3. Những biến chuyển của sự vật và suy ngẫm của nhà thơ về cuộc đời

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi

- Nghĩa thực: hiện tượng tự nhiên lúc thu sang.

- Nghĩa ẩn dụ:

+ Sấm: những vang động bất thường của cuộc đời ngoại cảnh.

+ Hàng cây đứng tuổi: con người từng trải.

=> Suy ngẫm của tác giả về nhân sinh: những biến thiên, ba động không thể làm lung lay ý chí hay tác động mạnh mẽ đến con người đã kinh qua những sóng gió của cuộc đời.

III. TỔNG KẾT

1. Nghệ thuật

- Cách ngắt nhịp và gieo vần góp phần thể hiện nội dung của văn bản:

+ Sự luân chuyển của nhịp 3/2 và 2/3 ở khổ thơ 1.

+ Vần chân => Tạo sự liên kết giữa các dòng thơ, câu thơ và tạo nhạc điệu cho bài thơ.

- Cách đặt nhan đề và triển khai mạch ý trong bài thơ có sự liên kết chặt chẽ, phù hợp.

- Thể thơ 5 chữ, bài thơ giàu hình ảnh.

- Các biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ.

2. Chủ đề – thông điệp

- Chủ đề: Qua việc miêu tả sự chuyển mình của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu, bài thơ thể hiện cảm nhận tinh tế của tác giả về thiên nhiên, những suy ngẫm về bước đi của thời gian

- Thông điệp: cần biết lắng nghe, cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả các giác quan để đón nhận những món quà vô giá từ thiên nhiên.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 7 CTST bài 1: Đọc Sang thu (Hữu Thỉnh), ôn tập ngữ văn 7 CTST, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 7 CTST

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net