Ôn tập kiến thức ngữ văn 7 CTST bài 4: Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc

Ôn tập kiến thức ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 4: Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý 

- Mục đích: trình bày cảm xúc của người viết về một đối tượng (có thể là con người, sự việc,...).

- Yêu cầu đối với kiểu bài:

+ Tình cảm trong bài văn phải chân thực, trong sáng.

+ Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.

+ Kết hợp với miêu tả và tự sự nhằm hỗ trợ cho việc biểu lộ cảm xúc.

- Bố cục bài viết gốm ba phần:

+ Mở bài: giới thiệu đối tượng biểu cảm, biểu đạt cảm xúc chung vể đối tượng.

+ Thân bài: biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ cụ thể một cách sâu sắc về đối tượng. Đối với bài văn biểu cảm về con người, người viết cần biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ về đặc điểm, tính cách, kì niệm gắn với người đó. Đối với bài văn biểu cảm về sự việc, người viết có thể biểu lộ cảm xúc theo trình tự diễn tiến của sự việc.

+ Kết bài: khẳng định lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng; rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân.

II. PHÂN TÍCH KIỂU VĂN BẢN

1. Đọc văn bản

2. Trả lời câu hỏi

a. Bài viết trên được viết để bộc lộ cảm xúc về lễ đón giao thừa ở quê của người viết.

b. Câu giới thiệu về sự việc là: “Thời gian làm nhòa nhiều thứ, nhưng không sao xóa đi mảnh kí ức đặc biệt trong tôi, về một lần cách đây nhiều năm trước, tôi đã đón cái Tết ở Cần Thơ - mảnh đất cha tôi sinh ra, cũng nơi gieo cho tôi bao nhớ thương”

Câu văn thể hiện cảm xúc của người viết đối với sự việc là: “Thành phố phồn hoa biết mấy, thế mà tôi lại nặng tình tha thiết với quê hương”

c. Câu giới thiệu về sự việc là: “Thời gian làm nhòa nhiều thứ, nhưng không sao xóa đi mảnh kí ức đặc biệt trong tôi, về một lần cách đây nhiều năm trước, tôi đã đón cái Tết ở Cần Thơ - mảnh đất cha tôi sinh ra, cũng nơi gieo cho tôi bao nhớ thương”

Câu văn thể hiện cảm xúc của người viết đối với sự việc là: “Thành phố phồn hoa biết mấy, thế mà tôi lại nặng tình tha thiết với quê hương”

d. Ở đoạn kết bài, người viết đã trình bày cảm xúc thương nhớ của mình về kỉ niệm đón giao thừa ở Cần Thơ quê hương.

e. Từ bài viết trên, có thể rút ra được những lưu ý về cách viết bài văn biểu cảm về sự việc:

- Tình cảm trong bài văn phải chân thực, trong sáng

- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc

- Kết hợp với miêu tả và tự sự để hỗ trợ cho việc biểu lộ cảm xúc

- Bố cục bài viết gồm ba phần: mở bài, thân bài, kết bài

Đề bài: Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc.

III. VIẾT THEO QUY TRÌNH

Bước 1: Trước khi viết

Bước 2: Tìm và lập dàn ý

MỞ BÀI

- Giới thiệu con người/ sự việc  …….

- Biểu lộ cảm xúc sâu sắc của người viết về con người/sự việc:

THÂN BÀI

1.Luận điểm 1:

- Miêu tả, kể lại các kỉ niệm ấn tượng, đáng nhớ về con người/ sự việc:

-Tình cảm, cảm xúc sâu sắc thứ nhất                                                            

- Lí giải vì sao có cảm xúc đó

2. Luận điểm 2:

- Miêu tả, kể lại các kỉ niệm ấn tượng, đáng nhớ về con người/ sự việc:

- Tình cảm, cảm xúc sâu sắc thứ hai  ..

- Lí giải vì sao có cảm xúc đó.

3. Luận điểm 3:

KẾT BÀI

- Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc với đối tượng

- Điều đáng nhớ đối với bản thân                                                       

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 7 CTST bài 4: Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc, ôn tập ngữ văn 7 CTST, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 7 CTST

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com