[toc:ul]
1. Đọc văn bản
- Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “lướt ngang trên ngọn núi”: Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi đi trên đường từ nhà tới trường.
+ Phần 2: Tiếp theo đến “xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết”: Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi đứng trước sân trường.
+ Phần 3: Còn lại: Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi bước vào lớp học.
2. Tác giả
- Tên: Thanh Tịnh.
- Tên khai sinh: Trần Văn Ninh
- Năm sinh – năm mất: 1911 – 1988.
- Quê quán: Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế
- Thể loại sáng tác: thơ ca, truyện ngắn.
- Phong cách bài chính luận: toát lên vẻ đẹp đằm thắm, êm dịu, trong trẻo.
- Tác phẩm tiêu biểu: Hậu chiến trường (1937), Quê mẹ (1941), Ngậm ngải tìm trầm (1943),…
3. Tác phẩm
- In trong tập truyện ngắn “Quê mẹ” (1947)
1. Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi nhớ về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
* Trình tự diễn tả những kỉ niệm:
- Không gian:
+ Tâm trạng cảm xúc của “tôi” trên đường cùng mẹ tới trường.
+ Tâm trạng cảm xúc của “tôi” khi nhìn ngôi trường, bạn bè, khi gọi tên mình, khi rời xa mẹ.
+ Tâm trạng cảm xúc của “tôi” khi ngồi vào bàn đón giờ học đầu tiên.
- Thời gian:
+ Vào cuối thu, lá rụng nhiều
+ Hình ảnh em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ
* Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi:
- Tôi quên thế nào được … giữa bầu trời quang đãng: So sánh cảm xúc khi nhớ về buổi tựu trường với “cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” nhằm diễn tả niềm vui, sự náo nức trong trẻo trong tâm hồn của nhân vật “tôi” khi nhớ lại những kí ức mơn man của buổi tựu trường.
- Ý nghĩ ấy … trên ngọn núi: So sánh những “ý nghĩ thoáng qua trong trí óc” với “làn mây lướt ngang trên ngọn núi” nhằm diễn tả những suy nghĩ thoáng qua mơ hồ đầy non nớt của nhân vật “tôi” khi lần đầu tiên đi học, với đầy những bỡ ngỡ.
2. Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi đi trên đường từ nhà tới trường
- Con đường, cảnh vật vốn rất quen, tự nhiên nay thấy lạ, thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình.
- Cảm thấy trang trọng, đứng đắn với quần áo, sách vở mới.
- Cẩn thận nâng niu mấy quyển sách, xin mẹ được cầm bút thước để khẳng định mình đã lớn.
=> Nhân vật tôi đã nhận thức được một điều: Mình đã khôn lớn, cậu bé cảm thấy mọi thứ trên đường đi học hôm nay thật lạ lẫm, lớn lao hơn bao giờ hết, điều đó tác động vào suy nghĩ muốn khẳng định bản thân mình đã lớn.
3. Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi đứng trước sân trường
* Khung cảnh sân trường:
- Đông nghẹt người
- Quần áo sạch sẽ
- Gương mặt tươi vui sáng sủa
* So sánh khung cảnh sân trường:
- Ngày trước:
+ Một nơi xa lạ
+ Nhà trường cao ráo, sạch sẽ hơn các trường trong làng
- Ngày hôm nay:
+ Trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp
+ Sân rộng, mình cao hơn trong những buổi trưa hè vắng lặng.
=> Nhân vật tôi từ sự quen thuộc thường ngày, nay lại cảm thấy “lo sợ vẩn vơ” khi cảm thấy mình vô cùng bé nhỏ khi đứng trước ngôi trường rộng lớn.
* Hình ảnh học sinh:
- Lo sợ nép mình sau lưng mẹ.
- Như con chim đứng bên bờ tổ, nhìn trời rộng muốn bay nhưng ngập ngừng e sợ.
- Khi nhìn thấy học trò cũ xếp hàng vào lớp, nhân vật tôi thấy mình bơ vơ, chung quanh là những cậu bé vụng về, lúng túng
=> Tác giả thật tinh tế khi dùng những hình ảnh thân thuộc để miêu tả khiến người đọc hình dung ra được cảm xúc của những cô cậu học trò ngày đầu tiên đến trường.
4. Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi bước vào lớp học
* Khi bước vào lớp học:
- Lo sợ phải rời tay mẹ, thấy xa mẹ hơn bao giờ.
- Cảm thấy vừa là, vừa gần gũi với mọi vật, với người bạn bên cạnh.
- Vừa ngỡ ngàng và tự tin è nghiêm trang bước vào giờ học.
* Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật tôi khi bước vào lớp:
- Không con cảm thấy bỡ ngỡ, sợ sệt, mà cảm thấy mọi thứ trong lớp học thân quen, quyến luyến.
- Điều đó là do thầy giáo đón tiếp các em HS một cách ân cần, nhiệt tình và cách bài trí lớp học, bàn ghế, bạn bè rất ấm áp, thân thiện khiến nhân vật tôi cảm thấy yên tâm, quyến luyến, quen thuộc.
1. Nội dung
- Truyện kể về kỉ niệm ngày tựu trường đầu tiên của nhân vật tôi với nhiều tâm trạng, cảm xúc khác nhau.
- Truyện nói lên trong cuộc đời mỗi người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi.
2. Nghệ thuật
- Miêu tả tinh tế, chân thật diễn biến tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu biểu cảm.
- Hình ảnh so sánh độc đáo.
- Giọng điệu trữ tình, trong sáng.