Ôn tập kiến thức ngữ văn 7 CTST bài 6: Viết bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Ôn tập kiến thức ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 6: Viết bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TRI THỨC VÀ KIỂU VĂN BẢN  

a. Khái niệm

- Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống thuộc thể nghị luận xã hội. Trong đó, người viết đưa ra ý kiến của mình về một vấn đề gợi ra từ các hiện tượng, sự việc trong đời sống, hoặc một vấn đề thuộc về lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.

b. Yêu cầu

- Nêu được vấn đề cần bàn luận

- Trình bày được ý kiến tán thành, phản đối của người viết với vấn đề cần bản luận.

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

- Bố cục:

+ Mở bài: giới thiệu vấn đề cần bàn luận và thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết về vấn đề ấy.

+ Thân bài: giải thích vấn đề cần bàn luận; đưa ra được ít nhất hai lí lẽ cụ thể lí giải cho ý kiến của người viết; sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí; đưa ra được bằng chứng đa dạng, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ; xem xét vấn đề từ nhiều phía để nội dung bài viết được toàn diện.

+ Kết bài: khẳng định lại ý kiến, đưa ra bài học nhận thức và phương hướng hành động. 

II. PHÂN TÍCH KIỂU VĂN BẢN

BẢNG TỔNG KẾT CÂU TRẢ LỜI CỦA HỌC SINH SAU KHI ĐỌC VB

Câu 1

Tác giả viết bài nhằm mục đích chỉ ra ý nghĩa của sự tha thứ

Câu 2

Dấu hiệu nhận ra đây là văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống: Nội dung của văn bản, văn bản có sử dụng lí lẽ, dẫn chứng,... bàn luận về một vấn đề trong đời sống.

Câu 3

Ý kiến: Tha thứ là món quà quý giá... Tha thứ giúp chúng ta tìm thấy sự bình an.

·      Lí lẽ: Không ai tránh khỏi sai lầm. Mãi ôm lòng thù hận khiến cuộc sống chúng ta đau khổ.

·      Bằng chứng: Trại giam Gi Trung, nghiên cứu thực hiện bởi bác sĩ tại Mĩ cho thấy tha thứ giúp giảm căng thẳng.

Câu 4

- Đoạn văn có chức năng giải thích: “Tha thứ chính là... hòa nhập với xã hội”.

- Đoạn văn có chức năng bổ sung: “Bên cạnh đó... hàn gắn cho quá khứ”.

Câu 5

Tác giả đề xuất học cách tha thứ bằng việc đặt mình vào vị trí của người khác, cố gắng hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh dẫn họ đến sai lầm. Giải pháp đó hợp lí và khả thi.

III. VIẾT THEO QUY TRÌNH

- Chuẩn bị trước khi viết:

+ Xác định đề tài: một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm, gợi ra từ một sự kiện, hiện tượng trong đời sống, hoặc một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người…

+ Xác định mục đích viết: trình bày ý kiến tán thành và phản đối của bản thân về một vấn đề trong đời sống.

+ Xác định người đọc: thầy cô, bạn bè và những người quan tâm đến vấn đề này. 

- Thu thập tư liệu:

- Tìm ý: 

- Lập dàn ý:

+ Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần bàn luận và trình bày ý kiến của bản thân.

+ Thân bài:

- Giải thích vấn đề

- Bàn luận vấn đề

- Lật lại vấn đề

+ Kết bài: Khẳng định lại ý kiến và đưa ra giải pháp, bài học nhận thức, phương hướng hành động. 

IV. VIẾT BÀI

Lí lẽ, bằng chứng xác đáng, có số liệu, thông tin cụ thể, chân thực, phù hợp với mục đích của VB.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 7 CTST bài 6: Viết bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống, ôn tập ngữ văn 7 CTST, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 7 CTST

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com