CHƯƠNG 1. CÂN BẰNG HÓA HỌC
BÀI 2. CÂN BẰNG TRONG DUNG DỊCH NƯỚC
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng khi nói về muối acid
- Dung dịch muối có pH < 7.
- Muối cố khả năng phản ứng với base.
- Muối vẫn còn hydrogen trong phân tử.
- Muối mà gốc acid vẫn còn hydrogen có khả năng phân li tạo proton trong nước.
Câu 2: Câu nào không đúng khi nói về pH và pOH của dung dịch
- pH = lg[H+]
- pH + pOH = 14
- [H+].[OH-] = 10-14
- [H+] = 10-apH = a
Câu 3: Trong dung dịch, chất điện li
- Gộp lại thành các ion
- Phân li thành các ion
- Phân li thành các nguyên tử
- Cả A, B, C
Câu 4: Phương trình ion cho biết
- Số mol mỗi chất điện li
- Bản chất của các nguyên tử
- Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch điện li
- Khối lượng của chất điện li
Câu 5: Sự điện li là
- Quá trình hòa tan của các chất trong dung môi hữu cơ
- Sự tan của các chất trong nước
- Quá trình phân li các chất trong nước tạo thành các ion
- Cả A và B
Câu 6: Chất điện li mạnh bao gồm
- Acid mạnh
- Base mạnh
- Hầu hết các muối tan
- Cả A, B, C đều đúng
Câu 7: Trong phương trình điện li của chất điện li mạnh
- Dùng một mũi tên chỉ chiều của quá trình điện li
- Dùng một mũi tên chỉ chiều của quá trình hòa tan
- Dùng hai mũi tên chỉ chiều của quá trình điện li
- Dùng hai mũi tên chỉ chiều của quá trình hòa tan
Câu 8: Chất điện li yếu bao gồm
- Acid yếu
- Base yếu
- Muối không tan
- Cả A và B đều đúng
Câu 9: Trong phương trình điện li của chất điện li yếu
- Dùng một mũi tên chỉ chiều của quá trình điện li
- Dùng hai nửa mũi tên ngược chiều nhau
- Dùng hai mũi tên chỉ chiều của quá trình điện li
- Dùng hai nửa mũi tên cùng chiều nhau
Câu 10: Chất điện li mạnh là chất
- Khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li thành ion
- Khi tan trong dung môi hữu cơ, các phân tử hòa tan đều phân li thành ion
- Khi tan trong nước chỉ có một số phân tử hòa tan phân li thành ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch
- . Khi tan trong dung môi hữu cơ chỉ có một số phân tử hòa tan phân li thành ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch
Câu 11: Chất điện li yếu là chất
- Khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li thành ion
- Khi tan trong dung môi hữu cơ, các phân tử hòa tan đều phân li thành ion
- Khi tan trong nước chỉ có một số phân tử hòa tan phân li thành ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch
- Khi tan trong dung môi hữu cơ chỉ có một số phân tử hòa tan phân li thành ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch
Câu 12: Chất không điện li là chất
- Khi hòa tan trong nước, các phân tử không phân li thành ion
- Khi tan trong dung môi hữu cơ, các phân tử hòa tan đều phân li thành ion
- Khi tan trong nước chỉ có một số phân tử hòa tan phân li thành ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch
- . Khi tan trong dung môi hữu cơ chỉ có một số phân tử hòa tan phân li thành ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch
Câu 13: Đâu là phát biểu của thuyết Bronsted-Lowry
- Acid là chất nhận proton, base là chất cho proton
- Cả acid và base đều là chất cho proton
- Cả acid và base đều là chất nhận proton
- Acid là chất cho proton, base là chất nhận proton
Câu 14: pH là
- Chỉ số đánh giá độ acid của một dung dịch
- Chỉ số đánh giá độ base của một dung dịch
- Chỉ số đánh giá độ acid hay độ base của một dung dịch
- Chỉ số đánh giá các chất điện li mạnh
Câu 15: Chất chỉ thị acid-base là chất
- Không thay đổi màu sắc khi pH thay đổi
- Có màu sắc biến đổi theo giá trị pH của dung dịch
- Giúp biến đổi từ môi trường acid thành môi trường base
- Giúp biến đổi từ môi trường base thành môi trường acid
2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1: Chỉ dùng quỳ tím , có thể nhận biết ba dung dịch riêng biệt nào sau đây?
- HCl, NaNO3, Ba(OH)2
- H2SO4, HCl,KOH.
- H2SO4, NaOH, KOH
- Ba(OH)2, NaCl, H2SO4
Câu 2: Dung dịch có pH = 7 là
- NH4Cl.
- CH3COONa.
- C6H5ONa.
- KClO3.
Câu 3: Khi hòa tan trong nước, chất làm cho quỳ tím chuyển màu xanh là
- NaCl.
- NH4Cl.
- Na2CO3.
- FeCl3.
Câu 4: Các dung dịch có khả năng đổi màu quỳ tím sang đỏ (hồng) là
- CH3COOH, HCl và BaCl2.
- NaOH, Na2CO3và Na2SO3.
- H2SO4, NaHCO3và AlCl3.
- NaHSO4, HCl và AlCl3.
Câu 5: Cho các dung dịch muối Na2CO3 (1), NaNO3 (2), NaNO2 (3), NaCl (4), Na2SO4 (5), CH3COONa (6), NH4HSO4 (7), Na2S (8). Những dung dịch muối làm quỳ hoá xanh là
- (1), (2), (3), (4).
- (1), (3), (5), (6).
- (1), (3), (6), (8).
- (2), (5), (6), (7).
Câu 6: Cho các muối NaNO3; K2CO3; CuSO4; FeCl3; AlCl3; KCl. Các dung dịch có pH = 7 là
- NaNO3; KCl.
- K2CO3; CuSO4; KCl.
- CuSO4; FeCl3; AlCl3.
- NaNO3; K2CO3; CuSO4.
Câu 7: Dãy các chất vừa tác dụng được với dung dịch acid,vừa tác dụng với dung dịch base là
- Al(OH)3, (NH4)2CO3, NH4Cl
- NaOH ,ZnCl2,Al2O3
- KHCO3, Zn(OH)2CH3COONH4
- Ba(HCO3)2,FeO , NaHCO3
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Cần bao nhiêu gam NaOH để pha chế 250ml dd có pH = 10
- 0,1 gam
- 0,01 gam
- 0,001 gam
- 0,0001 gam
Câu 2: pH của dung dịch Ba(OH)2 0,05M là
- 13
- 12
- 1
- 11
Câu 3: Cho 10 ml dung dịch X chứa HCl 1M và H2SO4 0,5M. Thể tích dung dịch NaOH 1M cần để trung hòa dung dịch X là
- 10 ml.
- 15 ml.
- 20 ml.
- 25 ml.
Câu 4: Hòa tan 4,9 mg H2SO4 vào nước thu dược 1 lít dd. pH của dd thu được là
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 5: pH của hỗn hợp dung dịch HCl 0,005M và H2SO4 0,0025M là
- 2
- 3
- 4
- 12
4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1: Trộn 200 ml dung dịch gồm HCl 0,1M vá H2SO4 0,15M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ aM, thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 1. Giá trị của a và m lần lượt là
- 0,15 và 2,330
- 0,10 và 6,990.
C.0,10 và 4,660
- 0,05 và 3,495
Câu 2: Trộn 100 ml dung dịch HCl có pH = 1 với 100 ml dung dịch gồm KOH 0,1M và NaOH aM, thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là
- 0,12
- 0.08.
- 0,02.
- 0,10.
Câu 3: Trộn V1 lít dung dịch H2SO4 có pH = 3 với 2 lít dung dịch NaOH có pH = 12, thu được dung dịch mới cố pH = 4. Tỉ số V1 : V2 có giá trị là
- 8/1
- 101/9
- 10/1
- 4/1