Giải GDCD 8 bài 4: Giữ chữ tín

Hướng dẫn giải, tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập bài 4: Giữ chữ tín - trang 11 GDCD lớp 8. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được tóm tắt ngắn gọn, dễ học. Tất cả hệ thống bài tập đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt GDCD 8 bài 4: Giữ chữ tín nhé.

[toc:ul]

I. TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI HỌC

  • Khái niệm: giữ chữ tín là coi tọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng.
  • Ý nghĩa: Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau.
  • Cách rèn luyện: Cần làm tốt chức trách và nhiệm vụ của mình, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI BÀI TẬP CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Trong những tình huống sau, theo em, tình huống nào biểu hiện...

Trong những tình huống sau, theo em, tình huống nào biểu hiện hành vi giữ chữ tín (hoặc không giữ chữ tín) và giải thích tại sao?

a) Minh hứa với bố mẹ Quang và cô giáo chủ nghiệm là sẽ cố gắng giúp đỡ Quang học tập tiến bộ. Vì thế, những bài tập nào Quang không làm được thì Minh đều làm hộ và đưa cho Quang chép.

b) Bố Trung hứa đến sinh nhật Trung sẽ đưa em đi chơi công viên, nhưng vì phải đi công tác đột xuất nên bố không thực hiện được lời hứa của mình.

c) Nam cho rằng, nếu có khuyết điểm thì thật thà nhận lỗi và cứ hứa sửa chữa, còn làm được đến đâu lại là chuyện khác.

d) Vì không muốn làm mất lòng người khác, nên ông Vĩnh – giám đốc một công ti thường nhận lời, động viên, an ủi và hứa sẽ giúp đỡ khi họ đến nhờ, mặc dù ông biết rằng việc đó ông không thể làm được.

e) Lan mượn Trang cuốn sách và hứa hai hôm sau sẽ trả, nhưng vì chưa đọc xong nên Lan cho rằng, cứ giữ lại khi nào đọc xong thì trả cho Trang cũng được.

f) Phương bị ốm đã mấy ngày, không đi học được. Nga hứa với cô giáo sẽ sang nhà giúp Phương học tập, nhưng vì mải xem bộ phim hay trên truyền hình nên Nga quên mất.

Trả lời:

  • Minh hứa với bố mẹ Quang và cô giáo chủ nghiệm là sẽ cố gắng giúp đỡ Quang học tập tiến bộ. Vì thế, những bài tập nào Quang không làm được thì Minh đều làm hộ và đưa cho Quang chép.

=> Việc làm hộ bài của Minh là sai bởi vì: Minh làm như vậy sẽ chỉ khiến cho Quang thêm lười biếng, ỉ lại và học tập không thể tiến bộ lên được trong khi Minh đã hứa với bố mẹ Quang và cô giáo sẽ giúp Quang tiến bộ.

  • Bố Trung hứa đến sinh nhật Trung sẽ đưa em đi chơi công viên, nhưng vì phải đi công tác đột xuất nên bố không thực hiện được lời hứa của mình.

=> Bố Trung không thể đưa Trung đi chơi công viên như đã hứa, nhưng điều đó không thể nói bố Trung là người thất hứa. Bởi vì bố Trung phải đi công tác đột xuất chứ không phải đó là ý muốn.

  • Nam cho rằng, nếu có khuyết điểm thì thật thà nhận lỗi và cứ hứa sửa chữa, còn làm được đến đâu lại là chuyện khác.

=> Ý kiến của Nam như vậy là không đúng. Khi mình đã hứa thì mình phải làm được chứ không phải là hứa suông.

  • Vì không muốn làm mất lòng người khác, nên ông Vĩnh – giám đốc một công ti thường nhận lời, động viên, an ủi và hứa sẽ giúp đỡ khi họ đến nhờ, mặc dù ông biết rằng việc đó ông không thể làm được.

=> Ông Vĩnh làm như vậy là ông sai. Bởi vì rõ ràng ông biết mình không thể làm được nhưng vẫn hứa thì sẽ gây thất vọng cho nhiều người. Mặc dù ông hứa như vậy là để động viên và ăn ủi người khác nhưng có nhiều cách khác chứ không nhất thiết phải làm như vậy.

  • Lan mượn Trang cuốn sách và hứa hai hôm sau sẽ trả, nhưng vì chưa đọc xong nên Lan cho rằng, cứ giữ lại khi nào đọc xong thì trả cho Trang cũng được.

=> Lan làm như vậy là không được vì như vậy là Lan không giữ đúng lời hứa Nga. Có thể nếu muốn đọc xong thì Lan phải hỏi xem Nga đã cần dùng chưa nếu không cần dùng thì mượn thêm ít hôm. Như vậy, sẽ được lòng Nga và Lan cũng giữ đúng lời hứa.

  • Phương bị ốm đã mấy ngày, không đi học được. Nga hứa với cô giáo sẽ sang nhà giúp Phương học tập, nhưng vì mải xem bộ phim hay trên truyền hình nên Nga quên mất.

=> Nga làm như vậy là không đúng. Vừa không giữ đúng lời hứa với cô giáo lại vừa không giúp đỡ bạn bè lúc họ gặp đau ốm bệnh tật.

Câu 2: Em hãy kể một vài ví dụ về biểu hiện của hành vi giữ chữ....

Em hãy kể một vài ví dụ về biểu hiện của hành vi giữ chữ tín hoặc không giữ chữ tín mà em biết?

Trả lời:

Hành vi giữ chữ tín:

  • Mỗi lần tụ tập đi chơi, Hà Thường đi sớm nhất và đến đúng giờ nhất.
  • Loan học giỏi nhất lớp những gia đình Loan nghèo Loan phải đi làm thêm sau mỗi buổi học. Tuy nhiên, Loan vẫn giữ đúng lời hứa với Tâm kèm cặp cô ấy học sau mỗi buổi đi làm.
  • Đức học kém, nên làm bố mẹ buồn lòng. Sau kì nghỉ hè năm nay, Đức đã hứa với mẹ sang năm sẽ học tốt hơn. Đúng như Đức hứa, cuối kì Đức đạt học sinh tiên tiến của Lớp và được cô khen là lực học ngày càng tiến bộ.

Hành vi không giữa chữ tín:

  • Loan hứa mẹ dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn bữa trưa giúp mẹ nhưng mải đọc truyện Loan quên mất. Đến khi mẹ Loan về mới làm tất cả.
  • Hải hứa với mẹ sẽ ở nhà chơi với em để mẹ đi làm. Nhưng thấy các bạn chơi ngoài sâ vui quá Hải để em ở trong cũi cùng một đống trò chơi rồi chạy ra chơi cùng các bạn.
  • Hòa hứa với cô giáo sẽ không đi học muộn nữa. Nhưng hôm sau Hòa lại tiếp tục tái phạm.

Câu 3: Theo em, học sinh muốn giữ chữ tín cần phải làm gì?

Trả lời:

Theo em, học sinh muốn giữ chữ tín cần phải:

  • Phân biệt được đâu là hành vi giữa chữ tín và đâu là hành vi không giữ chữ tín.
  • Học tập và noi gương những người biết giữ chữ tín
  • Thật thà, trung thực và tôn trọng người khác.
  • Biết tôn trọng phẩm giá và danh dự của bản thân.

Câu 4: Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về việc giữ chữ tín?

Trả lời:

Một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về việc giữ chữ tín: 

  • Nói lời phải giữ lấy lời

Đừng như con bướm đậu rồi lại bay

  • Một lần bất tín, vạn lần bất tin.
  • Chữ tín còn quý hơn vàng.
  • Giấy rách phải giữ lấy lề
  • Rao ngọc bán da
  • Nói chín thì phải làm mười

Nói người làm chín kẻ cười người chê

  • Người sao một hẹn thì nên

Người sao chín hẹn thì quên cả mười

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Giáo dục công dân lớp 8


Copyright @2024 - Designed by baivan.net