Ta thường gặp những cụm từ như "mùi vị thức ăn"...

Câu 3. Ta thường gặp những cụm từ như mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị của nước giải khát,... Nghĩa cả mùi vị trong những trường hợp đó có giống với nghĩa của mùi vị trong cụm từ mùi vị quê hương hay không? Vì sao?

Câu 4. Nêu nhận xét về cách kết hợp giữa các từ trong hai dòng thơ Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương. Theo em, hiệu quả của cách kết hợp đó là gì?

Câu trả lời:

Câu 3. Ta thường gặp những cụm từ như mùi vị thức ănmùi vị trái chínmùi vị của nước giải khát,... Nghĩa cả mùi vị trong những trường hợp đó vừa giống, vừa không giống với nghĩa của mùi vị trong cụm từ mùi vị quê hương. Vì:

- Giống ở chỗ, mùi vị quê hương cũng bao gồm mùi vị thức ăn, trái chín, nước giải khát,...

- Khác ở chỗ thức ăn, trái chín, nước giải khát là những sự vật (đồ ăn, thức uống) xác định cụ thể, có mùi vị cụ thể, thực chất. Còn quê hương là một khái niệm trừu tượng, không phải đồ ăn. Mùi vị quê hương là cách chuyển đổi cảm giác để nói về những đặc trưng của quê hương.

Câu 4.

- Mẹ già là hình ảnh con người cụ thể, còn đất nước lại trừu tượng và rộng lớn hơn. Đặt mẹ già bên cạnh đất nước là đặt cái cụ thể bên cạnh cái trừu tượng, khiến cho cái trừu tượng trở nên cụ thể hơn và khiến cho cái cụ thể trừu tượng hóa. Cách kết hợp mẹ giàđất nước làm cho cả mẹ già và đất nước đều trở nên thiêng liêng.

- Nỗi nhớ cũng là thứ rất khó để định lượng, lại được chia đều, nghĩa là được định lượng hóa.

Cách kết hợp giữa các từ trong hai dòng thơ đã mở rộng trường liên tưởng của người đọc, giúp người đọc cảm nhận sự thiêng liêng của hình ảnh thơ cũng như tình cảm nhớ thương mà người con dành cho mẹ, cho đất nước.

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net